Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 35, 36 SGK Toán 4
a) Viết số tự nhiên liền sau của số 2 835 917 ; ...
Bài 1
a) Viết số tự nhiên liền sau của số 2 835 917.
b) Viết số tự nhiên liền trước của số 2 835 917.
c) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 2 trong mỗi số sau:
82 360945 ; 7 283 096 ; 1 547 238.
Phương pháp giải:
a) Để tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị.
b) Để tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.
c) Xác định hàng của chữ số 2 trong mỗi số, từ đó nêu được giá trị của chữ số đó.
Lời giải chi tiết:
a) Số tự nhiên liền sau của số 2 835 917 là 2 835 918.
b) Số tự nhiên liền trước của số 2 835 917 là 2 835 916.
c) +) 82 360 945 đọc là: Tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn chín trăm bốn mươi lăm.
Chữ số 2 trong số 82 360 945 thuộc hàng triệu nên có giá trị là 2 000 000.
+) 7 283 096 đọc là: Bảy triệu hai trăm tám mươi ba nghìn không trăm chín mươi sáu.
Chữ số 2 trong số 7 283 096 thuộc hàng trăm nghìn nên có giá trị là 200 000.
+) 1 547 238 đọc là: Một triệu năm trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi tám.
Chữ số 2 trong số 1 547 238 thuộc hàng trăm nên có giá trị là 200.
Bài 2
Viết chữ số thích hợp vào ô trống:
a) 475 \(\square\)36 > 475 836; b) 9\(\square\)3 876 < 913 000;
c) 5 tấn 175kg > 5\(\square\)75kg; d) \(\square\) tấn 750kg = 2750kg.
Phương pháp giải:
- Áp dụng cách so sánh hai số tự nhiên: Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Áp dụng cách đổi: 1 tấn = 1000 kg
Lời giải chi tiết:
a) 475936 > 475 836;
b) 903 876 < 913 000;
c) Ta có: 5 tấn 175kg = 5175kg.
Từ đó ta có: 5175kg > 5\(\square\)75kg.
Mà: 5175kg > 5075kg.
Do đó, chữ số thích hợp điền vào ô trống là 0.
d) Ta có: 2750kg = 2000kg + 750kg = 2 tấn 750.
Vậy chữ số thích hợp điền vào ô trống là 2.
Bài 3
Dựa vào biểu đồ dưới đây để viết tiếp vào chỗ chấm :
a) Khối lớp Ba có ... lớp. Đó là các lớp .................................
b) Lớp 3A có ... học sinh giỏi toán. Lớp 3B có ... học sinh giỏi toán. Lớp 3C có ... học sinh giỏi toán.
c) Trong khối lớp Ba: Lớp ... có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp ... có ít học sinh giỏi toán nhất.
d) Trung bình mỗi lớp Ba có ... học sinh giỏi toán.
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số học sinh giỏi toán của mỗi lớp, từ đó trả lời các câu hỏi của bài toán.
- Để tìm trung bình số học sinh giỏi toán của mỗi lớp ta lấy tổng số học sinh giỏi toán của ba lớp chia cho 3.
Lời giải chi tiết:
a) Khối lớp Ba có 3 lớp. Đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
b) Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán. Lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán. Lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán.
c) Trong khối lớp Ba: Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp 3A có ít học sinh giỏi toán nhất.
d) Trung bình mỗi lớp có số học sinh giỏi toán là :
(18 + 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh)
Bài 4
Trả lời các câu hỏi :
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ nào ?
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ nào ?
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm nào đến năm nào ?
Phương pháp giải:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).
...............
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Lời giải chi tiết:
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
Bài 5
Tìm số tròn trăm \(x\), biết 540 < \(x\) < 870.
Phương pháp giải:
- Số tròn trăm là các số có chữ số hàng chục và hàng đơn vị đều là 0.
- Liệt kê các số tròn trăm lớn hơn 540 và nhỏ hơn 870, từ đó tìm được \(x\).
Lời giải chi tiết:
Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là 600; 700; 800.
Vậy \(x\) là 600; 700; 800.