Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 19 SGK Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG


Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 19 SGK Toán 4

Bài 1. Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số sau vào ô trống ...

Bài 1

Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số sau vào ô trống :

Phương pháp giải:

Để tìm số tự nhiên liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm \(1\) đơn vị.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số sau vào ô trống:

Phương pháp giải:

Để tìm số tự nhiên liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi \(1\) đơn vị.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Viết số thích hợp vào chỗ chầm để có ba số tự nhiên liên tiếp:

a) 4 ; 5 ; ... .                                              b) ... ; 87 ; 88.

c) 896 ; ... ; 898.                                        d) 9 ; 10 ; ... .

e) 99 ; 100 ; ... .                                        g) 9998 ; 9999 ; ... .

Phương pháp giải:

Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

a) 4; 5; 6                                                    b) 86; 87; 88

c) 896; 897; 898                                         d) 9; 10; 11

e) 99; 100; 101                                          g) 9998; 9999; 10000.

Bài 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 909 ; 910 ; 911 ; ... ; ... ; ... ; ... ; ... .

b) 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; ... ; ... ; ... ; ... ; ... ; ... .

c) 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; ... ; ... ; ... ; ... ; ... ; ... .

Phương pháp giải:

Xác định quy luật của dãy số đã cho rồi viết tiếp các số thích hợp vào ô trống:

- Dãy a là dãy các số tự nhiên liên tiếp (hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị).

- Dãy b là dãy các số chẵn liên tiếp (hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị).

- Dãy c là dãy các số lẻ liên tiếp (hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị).

Lời giải chi tiết:

a) 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915; 916.

b) 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18.

c) 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19.

Lý thuyết

1. a) Các số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; ...; 100; ... ; 1000; ... là các số tự nhiên.

Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên :

0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ;...

b) Có thể biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số:

Số 0 ứng với điểm gốc của tia số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.

2. Trong dãy số tự nhiên:

- Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau đó. Vì vậy, không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.

Chẳng hạn, số 1 000 000 thêm 1 được số tự nhiên liền sau là 1 000 001, số 1 000 001 thêm 1 được một số tự nhiên liền sau là 1 000 002, ...

- Bớt 1 ở bất kì số nào (khác số 0) cũng được số tự nhiên liền trước số đó.

Chẳng hạn, bớt 1 ở số 1 được số tự nhiên liền trước số 0. Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.

Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.


Cùng chủ đề:

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 15 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 15 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 16 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 16 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 16 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 19 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 19 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 23 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 23 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 24 SGK Toán 4
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 39 SGK Toán 4