Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 23 SGK Toán 4
Bài 1. Viết "2kg" hoặc "2 tạ" hoặc " 2 tấn".
Bài 1
Viết "2kg" hoặc "2 tạ" hoặc " 2 tấn" vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Con bò cân nặng ...;
b ) Con gà cân nặng ... ;
c) Con voi cân nặng ... .
Phương pháp giải:
Dựa vào các con vật trong thực tế để ước lượng cân nặng của từng con.
Lời giải chi tiết:
a) Con bò cân nặng 2 tạ.
b) Con gà cân nặng 2kg.
c) Con voi cân nặng 2 tấn.
Bài 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Phương pháp giải:
Dựa vào các cách đổi:
1 yến = 10kg; 1 tạ = 10 yến 1 tạ = 100kg
1 tấn = 10 tạ 1 tấn = 1000kg.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Tính
18 yến + 26 yến 135 tạ × 4
648 tạ – 75 tạ 512 tấn : 8
Phương pháp giải:
Thực hiện tính như các phép tính đối với số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
Lời giải chi tiết:
18 yến + 26 yến = 44 yến 135 tạ × 4 = 540 tạ
648 tạ – 75 tạ = 573 tạ 512 tấn : 8 = 64 tấn
Bài 4
Một xe ô tô chuyển trước chở được 3 tấn muối, chuyển sau chở nhiều hơn chuyến trước 3 tạ. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ muối ?
Phương pháp giải:
- Đổi: 3 tấn = 30 tạ.
- Số tạ muối chuyến sau ô tô chở được = Số tạ muối chuyến trước chở được + 3 tạ.
- Số muối cả hai chuyến ô tô chở được = Số tạ muối chuyến trước chở được + Số tạ muối chuyến sau ô tô chở được.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Chuyến trước: 3 tấn muối
Chuyến sau: nhiều hơn 3 tạ muối
Cả hai chuyến: ? tạ muối
Bài giải
Đổi: 3 tấn = 30 tạ.
Chuyến sau ô tô chở được số tạ muối là:
30 + 3 = 33 (tạ)
Cả hai chuyến ô tô đó chở được số tạ muối là:
30 + 33 = 63 (tạ)
Đáp số: 63 tạ muối.
Lý thuyết
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.
1 yến = 10kg
1 tạ = 10 yến
1 tạ = 100kg
1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 1000kg