Bài 10. Dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Chuẩn bị
CH 1
Chuẩn bị
Lời giải chi tiết:
- Máy tính, máy chiếu, bài thuyết trình và một số dụng cụ hỗ trợ.
- Thiết bị ghi hình, ghi âm, bút, mũ, kính bảo hộ, khẩu trang, giấy roki khổ AO,...
- Tranh, ảnh có liên quan đến bài học.
- Chia lớp thành 5 nhóm.
- Nội dung kế hoạch thực hiện điều tra.
- Kinh phí thực hiện (cá nhân hoặc từ quỹ lớp).
- Phiếu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm.
CH 2
Mục tiêu dự án
Lời giải chi tiết:
- Tìm hiểu được thành phần của một hệ sinh thái nhân văn và giá trị của hệ sinh thái nhân văn đó đối với con người, môi trường và xã hội.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.
CH 3
Chủ đề dự án
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn nội dung dự án về một trong các chủ đề gợi ý sau đây để tìm hiểu, tuỳ tình hình thực tế tại địa phương: hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái công nghiệp, hệ sinh thái đô thị, khu du lịch sinh thái hoặc khu bảo tồn sinh học, mô hình hệ sinh thái (nông nghiệp, công nghiệp, đô thị) thích ứng với biến đổi khí hậu,...
- Trong mỗi đề tài, cần trình bày dựa trên các mục được gợi ý sau đây:
+ Thực trạng, nguyên nhân cần áp dụng sinh thái nhân văn vào các lĩnh vực tại địa phương (ví dụ: mục đích cần xây dựng khu đô thị sinh thái, lợi ích của khu đô thị sinh thái,...).
+ Cơ sở khoa học của ứng dụng sinh thái nhân văn (ví dụ: Việc xây dựng khu đô thị sinh thái dựa trên những cơ sở khoa học nào?).
+ Một số chính sách hoặc hoạt động cụ thể nhằm thể hiện việc ứng dụng sinh thái nhân văn vào các lĩnh vực tại địa phương (ví dụ: Các chính sách để duy trì và phát triển, hoạt động trong khu đô thị sinh thái,...).
+ Trình bày những điểm giống và khác nhau của hệ sinh thái trước và sau ứng dụng sinh thái
nhân văn. Từ đó, phân tích được những ưu điểm, hạn chế, giá trị của sinh thái nhân văn trong lĩnh vực được áp dụng và đối với sự phát triển bền vững.
+ Có thể thu thập thêm thông tin từ việc tham quan thực tế tại các hệ sinh thái nhân văn thuộc các lĩnh vực đã chọn (phỏng vấn người dân, cán bộ khuyến nông, các chuyên gia, cán bộ quản lí,...) thông qua mẫu phiếu điều tra gợi ý bên dưới.
+ Kết luận, kiến nghị (dựa trên quan điểm cá nhân) về các kết quả đạt được của việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong lĩnh vực được điều tra. Đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì và phát huy giá trị của lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.
CH 4
Lập kế hoạch thực hiện dự án
Lời giải chi tiết:
- Mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên kế hoạch của giáo viên và nộp cho giáo viên duyệt trước khi tiến hành.
- Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của học sinh:
- Sau mỗi tuần, các nhóm báo cáo lại cho giáo viên những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ íl do và đề xuất phương án giải quyết.
CH 5
Báo cáo sản phẩm
Lời giải chi tiết:
Mỗi nhóm thực hiện hai sản phẩm dự án theo nội dung sau:
- Bài báo cáo (bài trình chiếu) tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương. Đối với kết quả điều tra, thông tin cần được xử íl bằng phương pháp thống kê, phân tích số liệu và trình bày dưới dạng bảng biếu, biếu đồ; rút ra nhận xét về kết quả thu được.
- Poster hoặc infographic về các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.
- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án theo kế hoạch của giáo viên và trong thời gian quy định.
- Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành tổ chức thảo luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung dự án được đặt ra từ giáo viên hoặc từ các thành viên khác.
- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.
CH 6
Thu hoạch dự án
Lời giải chi tiết:
- Học sinh làm một bài thu hoạch sau dự án về lĩnh vực sinh thái nhân văn đã điều tra để ghi nhận sự phát triển về phẩm chất và năng lực.
- Một số câu hỏi gợi ý cho bài thu hoạch:
+ Cảm nghĩ về một lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương mà em đã điều tra (sự cần thiết,
vai trò, ảnh hưởng đối với người dân và sự phát triển kinh tế tại địa phương,...).
+ Theo em, tại địa phương hiện nay cần phát triển lĩnh vực sinh thái nhân văn đó hay không?
Tại sao?
+ Em có mong muốn hoặc đề xuất những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả cho việc phát triển các lĩnh vực sinh thái nhân văn đó tại địa phương (hoặc tại Việt Nam)?
+ Tự đánh giá: Những điều em đã làm được và chưa làm được sau dự án? Em cần thay đổi hoặc trang bị thêm những kĩ năng gì khi tham gia những dự án tiếp theo?
CH 7
Đánh giá dự án
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm dự án được đánh giá dựa trên một số tiêu chí: đảm bảo thời hạn hoàn thành (theo kế hoạch), chất lượng sản phẩm (về nội dung, hình thức, tính thực tiễn), thái độ làm việc và hợp tác, kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng thuyết trình và trả lời câu hỏi,....