Bài 8. Khái niệm và giá trị của sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Mặc dù con người chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong toàn bộ sinh khối của Trái Đất, nhưng tác động của con người đối với các hệ sinh thái là vô cùng đa dạng và mạnh mẽ (Hình 8.1). Những mối quan hệ giữa con người với các hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu của sinh thái nhân văn. Vậy, sinh thái nhân văn là gì? Con người có những tác động nào đối với hệ sinh thái và với sự phát triển bền vững?
CH tr 54 MĐ
Mặc dù con người chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong toàn bộ sinh khối của Trái Đất, nhưng tác động của con người đối với các hệ sinh thái là vô cùng đa dạng và mạnh mẽ (Hình 8.1). Những mối quan hệ giữa con người với các hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu của sinh thái nhân văn. Vậy, sinh thái nhân văn là gì? Con người có những tác động nào đối với hệ sinh thái và với sự phát triển bền vững?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.1
Lời giải chi tiết:
Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường ở mức độ hệ thống, bao gồm hệ xã hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái) trong các phạm vi lớn nhỏ khác nhau (toàn cấu, khu vực, quốc gia hoặc các tổ chức sản xuất.
Con người có nhiều tác động đến hệ sinh thái, bao gồm:
- Tác động vào cơ chế tự ổn định và tự cân bằng của hệ sinh thái.
- Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
- Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái như khí hậu và thuỷ điện.
- Tác động vào cân bằng sinh thái, như săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức, chặt phá rừng, và lai tạo các loài sinh vật mới.
CH tr 54 CH 1
Tại sao nói: “con người có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái nhân văn”?
Phương pháp giải:
Con người đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nhân văn.
Lời giải chi tiết:
Con người đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nhân văn vì họ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động hàng ngày, mà còn có khả năng nhận thức và điều chỉnh những tác động đó. Con người có thể tạo ra các thay đổi tích cực hoặc tiêu cực đối với môi trường, và những quyết định của họ có thể ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng và bền vững của hệ sinh thái.
CH tr 55 LT
Hãy chỉ ra các yếu tố thành phần trong một hệ sinh thái nhân văn mà em biết (ví dụ: hệ sinh thái nhân văn đô thị, hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp,…)
Phương pháp giải:
Ví dụ: hệ sinh thái nhân văn đô thị, hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp,…
Lời giải chi tiết:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố như đất, nước, không khí, và sinh vật sống.
- Môi trường nhân tạo: Các cấu trúc do con người tạo ra như nhà cửa, đường xá, và cơ sở hạ tầng.
- Hệ sinh thái nhân văn đô thị: Bao gồm các thành phần như khu dân cư, khu công nghiệp, hệ thống giao thông, công viên, và các dịch vụ công cộng
- Hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp: Bao gồm các cánh đồng trồng trọt, khu chăn nuôi, hệ thống tưới tiêu, và các khu vực bảo tồn
CH tr 55 CH
Quan sát hình 8.3, hãy phân tích giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.3
Lời giải chi tiết:
Giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển bến vững là sự thay đổi mang tính toàn diện:
- Cách tiếp cận (giải quyết vấn đề phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: kinh tế - xã hội – môi trường
- Nhiệm vụ, các định hướng chung của sinh thái nhân văn
- Thành tựu phát triển bền vững
CH tr 56 CH 1
Tại sao nói cách tiếp cận 3R làm giảm áp lực lên nguồn tài nguyên, giảm phát sinh chất thải và ô nhiễm? Cho ví dụ.
Phương pháp giải:
Cách tiếp cận 3R: Reduce (giảm thiểu).
Lời giải chi tiết:
- Cách tiếp cận 3R: Reduce (giảm thiểu): giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên; Reuse (tái sử dụng): việc sử dụng được lặp đi lặp lại thay vì chuyển nó vào dòng chất thải; Recycle (tái chế): tái chế vật liệu theo một chặng đường dài trong việc đạt được các mục tiêu bền vững.
- Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng tiết giảm bằng cách sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bền vững và giảm bao bì. Họ có thể tái sử dụng nước thải từ quy trình sản xuất để tưới cây hoặc làm mát máy móc. Cuối cùng, họ có thể tái chế phế liệu như kim loại, giấy, và nhựa để sản xuất sản phẩm mới hoặc bán chúng như nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp khác.
CH tr 56 CH 2
Lấy ví dụ về việc khai thác vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống tự nhiên dẫn đến suy thoái tài nguyên và môi trường.
Phương pháp giải:
Học sinh tự lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Một ví dụ điển hình về việc khai thác vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống tự nhiên là nạn phá rừng. Việc chặt phá rừng không kiểm soát đã gây ra cạn kiệt nguồn tài rừng, suy giảm đa dạng sinh học, và nhiều loại động, thực vật bị tuyệt chủng. Ngoài ra, nó còn dẫn đến các hậu quả như xói mòn đất, lũ lụt, sạt lở, suy giảm nguồn nước ngầm, và tác động xấu đến khí hậu toàn cầu.
CH tr 57 LT
Phân tích tác động của từng định hướng chính nói trên đến 3 trụ cột của phát triển bền vững.
Phương pháp giải:
3 trụ cột của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường.
Lời giải chi tiết:
Phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường. Mỗi định hướng chính trong hệ sinh thái nhân văn có tác động nhất định đến ba trụ cột này:
Kinh tế: Định hướng chính như tiết giảm, tái sử dụng và tái chế (3R) giúp giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc tái chế và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
Xã hội: Các định hướng như quản lý và bảo tồn, nghiên cứu và giáo dục trong hệ sinh thái nhân văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội, thúc đẩy công bằng và bình đẳng. Việc này cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra một xã hội bền vững hơn.
Môi trường: Các định hướng như bảo vệ và phục hồi môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chất thải có tác động tích cực đến môi trường. Chúng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con người và duy trì sự cân bằng sinh thái, đồng thời đảm bảo rằng nguồn tài nguyên tự nhiên được sử dụng một cách bền vững.