Processing math: 100%

Giải bài 2. 5 trang 30 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 10, giải toán lớp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 4. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 10 Kết


Giải bài 2.5 trang 30 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức

Biểu diễn miền nghiệm của mỗi hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ:

Đề bài

Biểu diễn miền nghiệm của mỗi hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ:

a) {yx<1x>0y<0

b) {x0y02x+y4

c) {x0x+y>5xy<0

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xác định miền nghiệm của từng bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Miền không bị gạch là miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Lời giải chi tiết

a)

Xác định miền nghiệm của BPT yx<1

+ Vẽ đường thẳng d: yx=1 đi qua A(1;0) và B(0;-1)

+ Vì 00=0>1 nên tọa độ điểm O(0;0) không thỏa mãn BPT yx<1

Do đó, miền nghiệm của BPT yx<1 là nửa mặt phẳng bờ d không chứa gốc tọa độ O.

Miền nghiệm của BPT x>0 là nửa mặt phẳng bên phải Oy (không kể trục Oy).

Miền nghiệm của BPT y<0 là nửa mặt phẳng dưới Ox (không kể trục Ox).

Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là miền không gạch (Không kể đoạn thẳng AB và các trục tọa độ).

b)

Miền nghiệm của BPT x0 là nửa mặt phẳng bờ Oy chứa điểm (1;0) (kể cả trục Oy).

Miền nghiệm của BPT y0 là nửa mặt phẳng bờ Ox chứa điểm (0;1) (kể cả trục Ox).

Xác định miền nghiệm của bất phương trình 2x+y4

+ Vẽ đường thẳng d: 2x+y=4 đi qua A(2;0) và B(0;4)

+ Vì 2.0+0=0<4 nên tọa độ điểm O(0;0) thỏa mãn BPT 2x+y4

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình 2x+y4 là nửa mặt phẳng bờ d chứa gốc tọa độ O.

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là miền tam giác OAB (kể cả các đoạn thẳng OA, OB, AB).

c)

Miền nghiệm của bất phương trình x0 là nửa mặt phẳng bên phải Oy (kể cả trục Oy).

Xác định miền nghiệm của bất phương trình x+y>5

+ Vẽ đường thẳng d: x+y=5

+ Vì 0+0=0<5 nên tọa độ điểm O(0;0) không thỏa mãn bất phương trình x+y>5.

Do đó, miền nghiệm của BPT x+y>5 là nửa mặt phẳng bờ d không chứa gốc tọa độ O.

Xác định miền nghiệm của bất phương trình xy<0

+ Vẽ đường thẳng d: xy=0

+ Vì 10=1>0 nên tọa độ điểm (1;0) không thỏa mãn bất phương trình xy<0

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình xy<0 là nửa mặt phẳng bờ d’ không chứa điểm (1;0).

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là miền màu trắng (không kể d và d’)


Cùng chủ đề:

Giải bài 2 trang 95 SGK Toán 10 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 1 trang 25 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 2 trang 25 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 3 trang 25 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 4 trang 30 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 5 trang 30 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 6 trang 30 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 7 trang 31 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 8 trang 31 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 9 trang 31 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
Giải bài 2. 10 trang 31 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức