Giải Bài 20: Nhím nâu kết bạn VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập Tiếng Việt 2, VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức TUẦN 11: NIỀM VUI TUỔI THƠ


Giải Bài 20: Nhím nâu kết bạn VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Vì sao nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp? Chọn và viết lại những từ ngữ nói về nhím trắng. Điền g hoặc gh vào chỗ trống. Viết tiếng có vần iu, ưu, iên, iêng. Điền các vần iu, ưu, iên, iêng vào chỗ trống. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. Viết một câu về hoạt động em thích trong giờ ra chơi. Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.

Câu 1

Theo bài đọc, vì sao nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp? (đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng)

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài đọc Nhím nâu kết bạn và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Chọn và viết lại những từ ngữ nói về nhím trắng.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc và chọn những từ ngữ thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ nói về nhím trắng là: quý bạn, thân thiện, bạo dạn, vui vẻ, tốt bụng.

Câu 3

Điền g hoặc gh vào chỗ trống.

a. Suối …ặp bạn rồi

…óp thành sông lớn.

Sông đi ra biển

Biển thanh mênh mông.

( Theo Nguyễn Bao)

b. Quả …ấc nào mà chín

Cũng …ặp được mặt trời.

( Theo Nguyễn Đức Quang)

c. Nắng …é vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

( Theo Nguyễn Xuân Sanh)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu thơ và điền g hoặc gh vào chỗ trống cho thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Suối g ặp bạn rồi

G óp thành sông lớn.

Sông đi ra biển

Biển thanh mênh mông.

( Theo Nguyễn Bao)

b. Quả g ấc nào mà chín

Cũng g ặp được mặt trời.

( Theo Nguyễn Đức Quang)

c. Nắng gh é vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

( Theo Nguyễn Xuân Sanh)

Câu 4

Viết vào chỗ trống.

a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu

M: líu lo, lưu luyến,…

b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng

M: hiền lành, siêng năng,…

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để tìm những từ theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu: dịu dàng, bưu điện, nặng trĩu, về hưu, chịu khó, tựu trường,…

b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng: viên bi, trống chiêng, bà tiên, cái miệng, kiên nhẫn, riêng tư,…

Câu 5

Chọn a hoặc b.

a. Điền iu hoặc ưu vào chỗ trống.

- Cái mỏ tí hon

Hai chân bé x…

Lông vàng mát d…

Chiếp chiếp suốt ngày.

- C… vốn tính nết hiền lành

Lông c… dày, xốp làm thành áo len.

b. Điền iên hoặc iêng vào chỗ trống.

S… năng và k… nhẫn

Nổi t….. biết lo xa

Kh…. thức ăn về nhà

Trữ cho ngày mưa bão.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu thơ và quan sát tranh gợi ý để điền vần thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Điền iu hoặc ưu vào chỗ trống.

- Cái mỏ tí hon

Hai chân bé x íu

Lông vàng mát d ịu

Chiếp chiếp suốt ngày.

- C ừu vốn tính nết hiền lành

Lông c ừu dày, xốp làm thành áo len.

b. Điền iên hoặc iêng vào chỗ trống.

S iêng năng và k iên nhẫn

Nổi t iếng biết lo xa

Kh iêng thức ăn về nhà

Trữ cho ngày mưa bão.

Câu 6

Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

(nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ, chăm chỉ)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ trong ngoặc đơn và các đoạn văn rồi chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a. Mẹ cho Hải cái bánh rất ngon. Hải mang đến cho Hà và Xuân cùng ăn. Mẹ khen: “Con biết chia sẻ cùng bạn bè rồi đấy.”

b. Biết Hải ốm, phải nghỉ học, Xuân mang sách vở sang, giảng bài cho bạn. Hải xúc động vì bạn đã giúp đỡ khi mình bị ốm.

c. Hải và Xuân đều muốn ngồi bàn đầu. Nhưng ở đó chỉ còn một chỗ. Xuân xin cô cho Hải được ngồi chỗ mới. Cô khen Xuân đã biết nhường bạn.

Câu 7

Viết một câu về hoạt động em thích trong giờ ra chơi.

Phương pháp giải:

Em chọn một hoạt động trong giờ ra chơi và viết một câu về hoạt động đó.

Lời giải chi tiết:

- Em đọc truyện trong giờ ra chơi.

- Em rất thích đá cầu cùng các bạn vào giờ ra chơi.

- Giờ ra chơi, em và các bạn chơi nhảy dây.

Câu 8

Viết 3 – 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.

G:

- Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường vui chơi ở đâu (trong lớp hay ngoài sân)?

- Em và các bạn thường chơi trò chơi gì?

- Em thích hoạt động nào nhất?

- Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?

Phương pháp giải:

Em liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

* Bài tham khảo 1:

Giờ ra chơi, em và các bạn trong lớp thường ra ngoài sân trường chơi. Sân trường vào giờ ra chơi rất đông. Chúng em chơi rất nhiều trò chơi như đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt,… Em rất thích chơi nhảy dây cùng các bạn. Sau mỗi giờ ra chơi, em cảm thấy rất thoải mái.

* Bài tham khảo 2:

Vào giờ ra chơi, em và các bạn trong tổ thường ngồi trong lớp để trò chuyện. Chúng em nói với nhau rất nhiều câu chuyện về gia đình, về đồ chơi mới,… Em hay kể cho các bạn nghe về chú mèo nhà em. Các bạn nghe xong đều rất thích thú. Em cảm thấy rất thoải mái và được thư giãn sau mỗi giờ ra chơi.


Cùng chủ đề:

Giải Bài 17: Những cách chào độc đáo VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 18: Thư viện biết đi VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 18: Tớ nhớ cậu VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 19: Cảm ơn anh hà mã VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 19: Chữ A và những người bạn VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 20: Nhím nâu kết bạn VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 20: Từ bồ câu đến in - Tơ - Nét VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 21: Mai An Tiêm VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 21: Thả diều VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo xa VBT Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 22: Tớ là lê - Gô VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống