Giải bài 3 trang 68 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Viết đa thức trong mỗi trường hợp sau: a) Đa thức bậc nhất có hệ số của biến bằng – 2 và hệ số tự do bằng 6; b) Đa thức bậc hai có hệ số tự do bằng 4; c) Đa thức bậc bốn có hệ số của lũy thừa bậc 3 của biến bằng 0; d) Đa thức bậc sáu trong đó tất cả hệ số của lũy thừa bậc lẻ của biến đều bằng 0.
Đề bài
Viết đa thức trong mỗi trường hợp sau:
a) Đa thức bậc nhất có hệ số của biến bằng – 2 và hệ số tự do bằng 6;
b) Đa thức bậc hai có hệ số tự do bằng 4;
c) Đa thức bậc bốn có hệ số của lũy thừa bậc 3 của biến bằng 0;
d) Đa thức bậc sáu trong đó tất cả hệ số của lũy thừa bậc lẻ của biến đều bằng 0.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Đa thức bậc nhất có dạng ax+bvới a ≠ 0.
b) Đa thức bậc hai có dạng ax2+bx+cvới a ≠ 0.
c) Đa thức bậc bốn có dạng ax4+bx3+cx2+d với a ≠ 0.
d) Đa thức bậc sáu có dạng ax6+bx5+cx4+dx3+ex2+gx+h với a ≠ 0.
Lời giải chi tiết
a) Đa thức bậc nhất có hệ số của biến bằng – 2 và hệ số tự do bằng 6 tức a=−2;b=6
−2x+6.
b) Đa thức bậc hai có hệ số tự do bằng 4: x2+x+4.
c) Đa thức bậc bốn có hệ số của lũy thừa bậc 3 của biến bằng 0: x4+0.x3+x2+1=x4+x2+1.
d) Đa thức bậc sáu trong đó tất cả hệ số của lũy thừa bậc lẻ của biến đều bằng 0: x6+0.x5+x4+0.x3+x2+0.x=x6+x4+x2.