Giải bài 7 trang 75 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2 — Không quảng cáo

SBT Toán 8 - Giải SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8 - SBT Toán 8 CTST


Giải bài 7 trang 75 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: a) \(AD.BH = AC.BD\).

Đề bài

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:

a) \(AD.BH = AC.BD\).

b) \(HA.HD = HB.HE = HC.HF\).

c) \(B{C^2} = BE.BH + CF.CH\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức về trường hợp đồng dạng thứ ba của hai tam giác (g.g) để tính: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

Lời giải chi tiết

a) Tam giác ADC và tam giác BDH có:

\(\widehat {ADC} = \widehat {BDH} = {90^0},\widehat {DAC} = \widehat {HBD}\) (cùng phụ với góc ECB). Do đó, $\Delta ADC\backsim \Delta BDH\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{AC}}{{BH}}\) nên \(AD.BH = AC.BD\)

b) Tam giác HEA và tam giác HDB có:

\(\widehat {HEA} = \widehat {HDB} = {90^0},\widehat {AHE} = \widehat {BHD}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, $\Delta HEA\backsim \Delta HDB\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{HE}}{{HD}} = \frac{{HA}}{{HB}}\), do đó \(HA.HD = HB.HE\)

Tam giác HFA và tam giác HDC có:

\(\widehat {HFA} = \widehat {HDC} = {90^0},\widehat {FHA} = \widehat {DHC}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, $\Delta HFA\backsim \Delta HDC\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{HF}}{{HD}} = \frac{{HA}}{{HC}}\), do đó, \(HA.HD = HF.HC\)

Vậy \(HA.HD = HB.HE = HC.HF\)

c) Tam giác BCE và tam giác BHD có:

\(\widehat {BEC} = \widehat {BDH} = {90^0},\widehat {HBD}\;chung\)

Do đó, $\Delta BCE\backsim \Delta BHD\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{BC}}{{BH}} = \frac{{BE}}{{BD}}\) hay \(BC.BD = BE.BH\)

Tam giác BCF và tam giác HCD có:

\(\widehat {BFC} = \widehat {CDH} = {90^0},\widehat {HCD}\;chung\)

Do đó, $\Delta BCF\backsim \Delta HCD\left( g.g \right)$, suy ra \(\frac{{BC}}{{CH}} = \frac{{CF}}{{CD}}\) hay \(BC.CD = CF.CH\).

Ta có: \(BE.BH + CF.CH = BC.CD + BC.BD\)

\( = BC\left( {BD + CD} \right) = B{C^2}\)


Cùng chủ đề:

Giải bài 7 trang 65 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 69 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 7 trang 72 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 73 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 73 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 7 trang 75 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 7 trang 88 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 7 trang 92 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải bài 7 trang 110 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 7 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 10 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo