Processing math: 10%

Giải bài 7 trang 76 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 chân trời sáng tạo Bài 3. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông


Giải bài 7 trang 76 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo

Cho tam giác

Đề bài

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Kẻ HM vuông góc với AB tại M.

a) Chứng minh rằng ΔAMH.

b) Kẻ HN vuông góc với AC tại N. Chứng minh rằng AM.AB = AN.AC.

c) Chứng minh rằng \Delta ANM\backsim\Delta ABC.

d) Cho biết AB = 9cm,AC = 12cm. Tính diện tích tam giác AMN.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu một tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.

- Diện tích tam giác vuông bằng một nửa tích hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

a) Xét \Delta AMH\Delta AHB có:

\widehat {HAM} chung (do \widehat {HAM} cũng là \widehat {HAB})

\widehat {AMH} = \widehat {AHB} = 90^\circ (do HM \bot ABAH là đường cao)

Do đó, \Delta AMH\backsim\Delta AHB (g.g).

b) Vì \Delta AMH\backsim\Delta AHB nên \frac{{AM}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AB}} (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)

Suy ra AM.AB = A{H^2} (1)

- Xét \Delta ANH\Delta AHC có:

\widehat {HAN} chung (do \widehat {HAN} cũng là \widehat {HAC})

\widehat {ANH} = \widehat {AHC} = 90^\circ (do HN \bot ACAH là đường cao)

Do đó, \Delta ANH\backsim\Delta AHC (g.g).

\Delta ANH\backsim\Delta AHC nên \frac{{AN}}{{AH}} = \frac{{AH}}{{AC}} (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)

Suy ra AN.AC = A{H^2} (2)

Từ (1) và (2) suy ra, AM.AB = AN.AC(điều phải chứng minh).

c) Từ câu b ta có:

AM.AB = AN.AC \Rightarrow \frac{{AM}}{{AC}} = \frac{{AN}}{{AB}} (tỉ lệ thức)

Xét \Delta ANM\Delta ABC ta có:

\widehat A chung

\frac{{AM}}{{AC}} = \frac{{AN}}{{AB}} (chứng minh trên)

Do đó, \Delta ANM\backsim\Delta ABC(c.g.c)

d) Áp dụng định lí Py- ta – go cho tam giác ABC vuông tại A ta có:

B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {9^2} + {12^2} = 225 \Rightarrow BC = 15cm

Diện tích tam giác ABC là: {S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}AH.BC

\Rightarrow AH.BC = AB.AC

\Rightarrow AH = \frac{{AB.AC}}{{BC}} = \frac{{9.12}}{{15}} = 7,2cm.

Ta có: A{H^2} = AM.AB = AM.9 = 7,{2^2} \Rightarrow AM = \frac{{7,{2^2}}}{9} = 5,76cm

A{H^2} = AN.AC = AN.12 = 7,{2^2} \Rightarrow AN = \frac{{7,{2^2}}}{{12}}4,32cm.

Diện tích tam giác vuông AMN là:

{S_{AMN}} = \frac{1}{2}AM.AN = \frac{1}{2}.5,76.4,32 = 12,4416c{m^2}.

Vậy diện tích tam giác AMN là 12,4416cm 2 .


Cùng chủ đề:

Giải bài 7 trang 54 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 59 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 71 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 72 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 76 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 81 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 84 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 88 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 95 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 116 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo