Giải Bài 8: Tạm biệt mùa hè VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3, VBT Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức TUẦN 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ


Giải Bài 8: Tạm biệt mùa hè VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc sách dạy nấu ăn hoặc những bài đọc về công việc làm bếp và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Tìm các từ ngữ nói về mùa hè viết vào bảng dưới đây. Đặt 3 câu với từ ngữ em tìm được ở bài tập 2. Dấu hai chấm trong câu dưới đây dùng để làm gì. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô vuông. Thêm dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong những câu sau đây. Thêm những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (ở sau dấu phẩy) để hoàn thiện câu có dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.

Câu 1

Đọc sách dạy nấu ăn hoặc những bài đọc về công việc làm bếp và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc các bài đọc ở sách, báo, tạp chí và hoàn thành phiếu đọc sách.

Lời giải chi tiết:

- Ngày đọc: 2/8/2022

- Tên bài: Vào bếp thật vui

- Tác giả: Thụy Anh

- Món ăn hoặc hoạt động làm bếp được nói đến: lọ mật được mẹ cất ở trên cao, thúng dùng để đựng gạo, cái dao phay, cái thớt dùng để sơ chế thức ăn.

- Thông tin quan trọng hoặc thú vị đối với em: Trong bếp có những vật dụng nguy hiểm, khi nấu ăn cần phải cẩn thận.

- Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 2

Tìm các từ ngữ nói về mùa hè viết vào bảng dưới đây:

Phương pháp giải:

Em tìm các từ ngữ phù hợp với yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

- Thời tiết: nóng nực, nắng gắt, gió nóng, mưa rào, oi bức,...

- Đồ ăn thức uống: kem, nước đá, nước ngọt, dưa hấu, sữa chua, chè,...

- Đồ dùng: quạt, điều hòa, kem chống nắng, mũ, nón, ô,...

- Trang phục: áo phông, quần đùi, váy, áo chống nắng,...

- Hoạt động: bơi, du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, hóng gió,...

Câu 3

Đặt 3 câu với từ ngữ em tìm được ở bài tập 2.

M: Mùa hè, thời tiết rất nóng nực.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu với các từ ở bài tập 2.

Lời giải chi tiết:

- Khi thời tiết nóng nực, được ăn một cây kem mát lạnh sẽ rất sảng khoái.

- Áo chống nắng là đồ dùng cần thiết cho mua hè.

- Mùa hè đến, mọi người đều lên kế hoạch đi du lịch.

- Em rất thích đi bơi mỗi khi mùa hè đến.

Câu 4

Dấu hai chấm trong câu dưới đây dùng để làm gì?

Các bạn chắc chắn sẽ kể về những chuyến du lịch kì thú của mình: ra biển, lên núi, đến thăm những thành phố lớn,...

a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

b. Để báo hiệu phần liệt kê

c. Để báo hiệu phần giải thích

Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của dấu hai chấm và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Dấu hai chấm trong câu dưới đây dùng để: b. Để báo hiệu phần liệt kê

Câu 5

Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô vuông.

a. Mùa hè có rất nhiều loài hoa ___ hoa hồng, hoa phượng, hoa mười giờ,... Hoa nào cũng đẹp, cũng rực rỡ sắc màu___

b. Có nhiều hoạt động thú vị mà bạn có thể làm khi hè đến ___ đi cắm trại, đi tắm biển, tham gia các câu lạc bộ,…

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền dấu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Mùa hè có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa phượng, hoa mười giờ,... Hoa nào cũng đẹp, cũng rực rỡ sắc màu.

b. Có nhiều hoạt động thú vị mà bạn có thể làm khi hè đến: đi cắm trại, đi tắm biển, tham gia các câu lạc bộ,…

Câu 6

Thêm dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong những câu sau đây:

a. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh thẳm có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,…..

(Theo Cửu Thọ)

b. Chợ quê bày bán nhiều thứ thịt cá, rau củ, đồ gia dụng, quần áo,...

c. Vào rừng, tôi nghe thấy rất nhiều âm thanh tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo, tiếng lá rừng xào xạc....

Phương pháp giải:

Em đọc các câu và thêm dấu để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh thẳm có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,…..

b. Chợ quê bày bán nhiều thứ: thịt cá, rau củ, đồ gia dụng, quần áo,...

c. Vào rừng, tôi nghe thấy rất nhiều âm thanh: tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo, tiếng lá rừng xào xạc....

Câu 7

Thêm những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (ở sau dấu phẩy) để hoàn thiện câu có dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.

a. Trong cặp sách của em có nhiều đồ dùng học tập: sách vở,………

b. Ở trường, chúng em thường chơi các trò chơi: đá bóng,………...

c. Em thích ăn những món mẹ nấu: canh dưa cá,…………

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Trong cặp sách của em có nhiều đồ dùng học tập: sách vở, bút, thước, màu vẽ, tập vẽ tranh, giấy màu, kéo, keo dán, giấy kiểm tra,...

b. Ở trường, chúng em thường chơi các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, đá cầu, cầu lông, trốn tìm, ô ăn quan,...

c. Em thích ăn những món mẹ nấu: canh dưa cá, sườn xào chua ngọt, thịt kho tàu, vịt nấu măng,...


Cùng chủ đề:

Giải Bài 6: Cây gạo VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 6: Tập nấu ăn VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 7: Mặt trời xanh của tôi VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 7: Mùa hè lấp lánh VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 8: Tạm biệt mùa hè VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 9: Đi học vui sao VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 10: Con đường đến trường VBT Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 10: Quả hồng của thỏ con VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Bài 11: Chuyện bên cửa sổ VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống