Giải bài Hồi trống cổ thành trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 10 - Giải SBT Văn 10 - Cánh diều Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn - SBT Văn 10 Cánh diều


Giải bài Hồi trống cổ thành trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều

Trong câu văn: “Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 1

Hồi trống Cổ Thành tuy chỉ là một đoạn trích song vẫn có cốt truyện hoàn chỉnh đầy đủ 5 thành phần: Trình bày (Giới thiệu) – Thắt nút – Phát triển – Cao trào – Mở nút (Kết thúc). Đâu là sự việc cao trào trong cuộc gặp gỡ giữa Trương Phi và Quan Công?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 2

Trong câu văn: “Trương Phi mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về biện pháp tu từ để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 3

Trong đoạn văn: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe , râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, tác giả sử dụng nhiều động từ chỉ hành động của Trương Phi gồm: nghe, nói, mặc, vác, dẫn, đi, vểnh, hò hét, múa, chạy, đâm.

Theo em, đâu không phải là hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những động từ đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào hành động của Trương phi để đưa ra đáp án và lí giải đúng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 4

Nối lời kết tội Quan Công của Trương Phi ở cột A với nội dung kết tội Quan Công ở cột B cho phù hợp.

Lời kết tội

Nội dung kết tội

1. Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa.

a. Bất trung: phản bội lại vua, không còn là bề tôi trung thành nữa.

2. Nó lại đây là để bắt ta đó.

b. Bất nghĩa: phản bội lời thề của ba anh em là sống chết có nhau.

3. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đây đại trượng phu lại thờ hai chú.

c. Bất nhân: xem nhau như kẻ thù.

Phương pháp giải:

Dựa vào nghĩa lời kết tội để tìm đúng nội dung kết tội.

Lời giải chi tiết:

1 – b

2 – c

3 – a

Câu 5

Nối lời đối đáp với nội dung, thái độ của Quan Công cho phù hợp:

Lời đáp của Quan Công

Nội dung, thái độ

1. Ta làm sao mà bội nghĩa?

a. Than vãn, gợi tình thương.

2. Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói.

b. Chuyện tế nhị, phức tạp, khó giải thích.

3. Hiền đệ đừng nói vậy, oan uống anh quá!

c. Chủ động chết vấn nhằm khẳng định mình không như lời kết tội.

4. Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!

d. Chủ động, sẵn sàng chứng minh lòng trung nghĩa.

5. Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta.

e. Chất vấn, khẳng định mình không đến để bắt Trương Phi.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời kết tội để tìm đúng nội dung kết tội.

Lời giải chi tiết:

1– c

2– b

3– a

4– e

5– d

Câu 6

Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không phải là đặc sắc của đoạn trích Hối trống Cổ Thành?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần tổng kết bài học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 7

Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành . Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm

- Xác định các sự kiện chính bằng cách đọc kĩ diễn biến, phân tích nhân vật

Lời giải chi tiết:

- Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công

- Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.

- Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.

Câu 8

Người kể chuyện tập trung thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi thông qua những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản phần miêu tả Trương Phi.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện tập trung thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi thông qua việc miêu tả hình dáng, cứ chỉ, thái độ, lời nói và hành động.

Hình dáng, cử chỉ: “mắt tròn xoe, râu vểnh ngược”, “hò hét như sấm”, “hăm hở lại đâm”….

Lời nói: xưng hô mày – tao, lớn tiếng kết tội Quan Công; gạt bỏ mọi lời khuyên can của hai phu nhân và Tôn Càn.

Thái độ: nóng nảy, giận giữ.

Hành động: Chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngữa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc, hai lần xông lại đâm Quan Công; ra điều kiện thách thức Quan Công.

Câu 9

Sự độ lượng, khí phách và tài nghệ của Quan Công đã được khắc hoạ trong đoạn trích như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản phần miêu tả Quan Công

Lời giải chi tiết:

- Khi đối diện với Trương Phi, Quan Công có thái độ khiên nhường nhũn nhặn, điều này được thể hiện qua lời nói, thái độ và hành động.

Lời nói: ôn tồn giải thích với Trương Phi, khôn khéo cầu cứu hai chị dâu.

Thái độ: bình tĩnh, không cố chấp.

Hành động: né tránh, đỡ đòn xà mâu của Trương Phi.

- Khí phách và tài nghệ của Quan Công còn được thể hiện thông qua tình huống chấp nhận thách thức chém đầu Sái Dương của Trương Phi.

Câu 10

Từ chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”, em hãy viết một đoạn văn (8 – 10 dòng) làm rõ vẻ đẹp của Trương Phi và rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân.

Phương pháp giải:

Dựa vào chi tiết và phân tích về nhân vật, rút ra bài học ý nghĩa cho mình.

Lời giải chi tiết:

Từ chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”, em đã thấy được vẻ đẹp của Trương Phi trong đoạn trích này. Vốn là một người nóng nảy, cương trực nên Trương Phi đã có những hành động bồng bột với Quan Công để rồi cuối cùng phải “rỏ nước mắt” vì điều đó. Giọt nước mắt của Trương Phi là giọt nước mắt của sự ăn năn, hối lỗi chân thành. Tuy tính tình nóng nảy nhưng khi hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh của Quan Công, Trương Phi đã tin tưởng, phục thiện. Từ hành động ấy ta thấy được tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh của mình. Cả hai nhân vật Quan Công và Trương Phi tuy tính cách trái ngược nhưng đều xứng đáng là bậc anh hùng trọng nghĩa khí. Đoạn trích cũng khiến em rút ra được bài học riêng cho mình đó là cần phải suy xét mọi chuyện trước khi hành động, dũng cảm nhận sai khi có lỗi, biết trân quý tình thân và rèn luyện đức tính cương trực, trung nghĩa.


Cùng chủ đề:

Giải bài Cảm xúc mùa thu trang 22 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 11 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Gió thanh lay động cành cô trúc trang 28 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Gương báu khuyên răn trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Hê - Ra - Clét đi tìm táo vàng trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Hồi trống cổ thành trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Kiêu binh nổi loạn trang 10 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 42 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Lễ hội Đền Hùng trang 41 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 20 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Mắc mưu Thị Hến trang 31 sách bài tập văn 10 - Cánh diều