Giải bài Ra - ma buộc tội trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải câu hỏi chi tiết bài Ra - ma buộc tội
Câu 1
Theo đoạn trích, sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong bối cảnh nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần đầu của văn bản để tìm ra bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp nhau.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 2
Khi nói lời ruồng bỏ Xi-ta, Ra-ma chủ yếu đứng trên cương vị nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ những lời thoại của nhân vật Ra-ma để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 3
Nhân vật Xi-ta được miêu tả qua những phương diện nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần miêu tả nhân vật Xi-ta và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 4
Tâm trạng của Xi-ta trước những lời buộc tội của Ra-ma:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần miêu tả nội tâm nhân vật Xi-ta và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 5
Điểm giống nhau giữa nhân vật Ra-ma và Đăm Săn:
Phương pháp giải:
Dựa vào những phân tích về hai nhân vật tìm ra điểm giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 6
Đặc điểm gì trong tính cách khiến nhân vật Ra-ma gần với con người đời thường?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích này tính cách ghen tuông của nhân vật Ra-ma rất gần gũi với con người đời thường. Điều đó chứng tỏ sáng táo của tác giả sử thi Ấn Độ khiến nhân vật Ra-ma hiện lên không theo lối công thức một chiều mà sinh động, hấp dẫn.
Câu 7
Chỉ ra điểm khác nhau giữa nhân vật Ra-ma và Đăm Săn?
Phương pháp giải:
Dựa vào những phân tích về hai nhân vật tìm ra điểm khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Cùng là nhân vật đại diện cho sức mạnh, tài năng, dũng cảm chiến đấu vì hạnh phúc gia đình và cộng đồng Nhưng Ra-ma và Đăm Săn có sự khác nhau:
- Ra-ma bộc lộ mâu thuẫn giữa tâm lí và lời nói, hành động khi phải đấu tranh lựa chọn giữ danh dự cộng đồng và hạnh phúc cá nhân. Nhân vật Ra-ma có điểm gần gũi với con người đời thường (sự ghen tuông, ngờ vực lòng thuỷ chung của người vợ).
- Đăm Săn không được miêu tả về nội tâm, tâm lí mà chủ yếu miêu tả lời nói, hành động. Nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình và hành động kì lạ, khác thường, có phần xa lạ với con người đời thường.
Câu 8
Theo em thông điệp của đoạn trích Ra-ma buộc tội là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản rút ra thông điệp của đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Những người đứng đầu, đại diện cho cộng đồng (vua, hoàng hậu) phải là những có người mẫu mực, lí tưởng, là khuôn vàng thước ngọc cho tầng lớp của mình.
Câu 9
Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó có còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích Ra-ma buộc tội. Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào đoạn trích để tìm ra quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng.
Lời giải chi tiết:
- Trong văn học Ấn Độ cổ đại:
+ Hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự chung thủy, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc”
+ Hình tượng người anh hùng lí tưởng: Nhân vật anh hùng về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm. Trong sử thi Ramayana, nhân vật Ra-ma được xây dựng là người anh hùng “toàn diện toàn mỹ”, không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời.
- Theo em, quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay. Vì hiện tại người ta không còn đặt nặng về các chuẩn mực ấy nữa. Họ có những tiêu chuẩn riêng nhưng ở mức độ vừa phải và không yêu cầu quá cao về ngoại hình mà chú trọng đến hành động của họ.
Câu 10
Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội , hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích Ra-ma buộc tội , đoạn trích Hê-ra-clét tìm táo vàng . Vận dụng vào đoạn trích từ đó tìm ra điểm khác biệt nhân vật anh hùng trong sử thì và thần thoại.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật anh hùng trong thần thoại không được miêu tả cụ thể về ngoại hình, diện mạo, nội tâm. Nhân vật được thần thánh hoá có hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Ở nhân vật cũng có yếu tố thực nhưng chủ đạo là yếu tố hoang đường.
- Nhân vật anh hùng trong sử thi được miêu tả cụ thể về ngoại hình, hành động, lời nói, nội tâm. Nhân vật đại diện cho danh sự và bổn phận với cộng đồng, tuy nhiên ở nhân vật cũng có nhiều điểm hạn chế trong tính cách, rất gần với con người đời thường.
Câu 11
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: a. Xác định đề tài và đặt nhan đề cho văn bản?
c. Điểm giống nhau giữa các nhân vật Xing Nhã, Đăm Săn, Ra-ma là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ nội dung văn bản từ đó xác định đề tài và đặt nhan đề dựa trên nội dung chính của văn bản.
- Đọc lại khái niệm sử thi từ đó soi chiếu vào trong văn bản để chỉ ra đặc điểm thể loại.
- Đọc kĩ lại cả ba văn bản từ đó chỉ ra điểm giống nhau cơ bản nhất của ba nhân vật chính.
Lời giải chi tiết:
a.
- Xác định đề tài: Sử thi anh hùng.
- Đặt nhan đề: Xing Nhã đòi lại công bằng cho cha mẹ.
- Một số đặc điểm của thể loại sử thi được thể hiện ở văn bản:
+ Đề tài: sử thi anh hùng.
+ Chủ đề: ca ngợi người anh hùng chiến đáu bảo vệ lẽ phải cho gia đình và cộng đồng.
+ Cốt truyện liên quan đến sự kiện đời sống cộng đồng.
+ Không gian cộng đồng.
+ Nhân vật có sức mạnh tài năng phi thường, có vẻ đẹp kì lạ, khác thường, dám dũng cảm chiến đấu bảo vệ lẽ phải.
+ Biện pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại,…
+ Lời nhân vật mang sắc thái trang trọng. Lời người kể chuyện thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục đối với nhân vật chính.
c.
- Ba nhân vật giống nhau ở các điểm:
+ Nhân vật anh hùng, đại diện cho sức mạnh, tài năng, đạo đức của cộng đồng.
+ Dũng cảm chiến đấu vì danh dự và hạnh phúc của cộng đồng.
+ Nhân vật có vẻ đẹp kì lạ, khác thường, được miêu tả chủ yêu qua biện pháp nghệ thuật so sánh, phòng đại.