Giải Bài tập 1 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại văn bản Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 - 68) và thuc hiện cac yêu cầu sau:
Trả lời Bài tập 1 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) trong SGK (tr. 66 - 68) và thuc hiện cac yêu cầu sau:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Chọn phương án nêu đúng thể loại của văn bản
A. Thơ song thất lục bát
B. Thơ lục bát
C. Truyện truyền kì
D. Truyện thơ Nôm
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Kẻ bảng (vào vở) theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp
STT |
Đoạn thơ |
Nội dung chính |
1 |
12 dòng thơ đầu |
|
2 |
10 dòng thơ tiếp |
|
3 |
14 dòng thơ cuối |
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
STT |
Đoạn thơ |
Nội dung chính |
1 |
12 dòng thơ đầu |
Chỉ sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng |
2 |
10 dòng thơ tiếp |
Miêu tả hình ảnh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều khi gặp nhau |
3 |
14 dòng thơ cuối |
Lời người kể chuyện với lời nhân vật để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật Thúy Kiều |
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc 12 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi
a. Nhân vật Kim Trọng xuất hiện trong khung cảnh như thế nào?
b. Những chi tiết nào được tác giả sử dụng để khắc họa nhân vật Kim Trọng?
c. Cảm nhận chung của em về nhân vật Kim Trọng là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
a. Nhân vật Kim Trọng xuất hiện trong khung cảnh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng “Hài văn lần bước dặm xanh/ Một vùng như thể cây quỳnh cành dao” cỏ cây tươi đẹp, hữu tình (quỳnh và dao là hai loài cây cảnh thường được trồng cùng để tôn vẻ đẹp của nhau; cũng là biểu tượng cho sự cân xứng, hài hoà, quấn quýt)
b. Những chi tiết nào được tác giả sử dụng để khắc họa nhân vật Kim Trọng là
+ Cử chỉ, hành động của Kim Trọng toát lên vẻ lịch lãm, nho nhã: từ xa đã “xuống ngựa tới nơi tự tình", bước chân khoan thai. + Nguồn gốc, lai lịch cao quý: gia đình giàu sang, bản tính thông minh, nổi tiếng tài hoa, cốt cách phong nhã. c. Cảm nhận chung của em về nhân vật Kim Trọng là gì?
Nhân vật Kim Trọng được khắc hoạ với vẻ đẹp hoàn hảo, lí tưởng của mẫu người tài tử, văn nhân thời xưa.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc 10 dòng thơ tiếp theo (từ câu “ Bóng hồng nhác thấy nẻo xa” đến câu “ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha ”) và trả lời câu hỏi
a. Hai dòng đầu miêu tả vẻ đẹp của những nhân vật nào? Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của ai?
b. “ Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là ai? Trạng thái cảm xúc nổi bật của họ là gì?
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với các nhân vật?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
a. Hai dòng đầu miêu tả vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân. Vẻ đẹp ấy hiện lên qua cái nhìn của Kim Trọng. Dù ở khoảng cách xa và mới chỉ “thoáng nhìn” song Kim Trọng không khỏi ngỡ ngàng, ngưỡng mộ vẻ đẹp “ mặn mà” của hai thiếu nữ.
b. “ Người quốc sắc, kẻ thiên tài” ở đây là ai? Trạng thái cảm xúc nổi bật của họ là gì?
+ Người quốc sắc là Thúy Kiều + Kẻ thiên tài là Kim Trọng
→ Thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa Kim Trọng và Thuý Kiều
c. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm đối với các nhân vật vô cùng kín đáo mà sâu sắc. Ông nhìn thấu nỗi buồn khi chia tay, bao lưu luyến, vấn vương, nuối tiếc còn dang dở giữa 2 nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng. Tác giả thấu hiểu cho trái tim đang rung động vì yêu của nàng và chàng
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Cho biết trong 14 dòng thơ cuối, tác giả đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật nào để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, lời kể và lời độc thoại để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật
- Trạng thái bâng khuâng, xao xuyến, mơ mộng sau cuộc gặp gỡ “ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e với Kim Trọng.”
- Nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận nàng Đạm Tiên nhan sắc, tài hoa mà bạc mệnh ( Người mà đến thế thì thôi/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi).
- Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải vừa có nỗi âu lo vừa có niềm mong ước, hi vọng khi nghĩ về Kim Trọng ( Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?).
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều sau cuộc gặp gỡ với Kim Trọng (chú ý thời gian, không gian, trạng thái cảm xúc,...)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- Thời gian: Sau khi gặp gỡ Kim Trọng trở về, thì trời cũng vừa tối,
- Không gian : Ánh trăng lung linh trên mặt nước vàng hức và ngân ngấn theo nhịp dợn của sóng đồng thời trên sân thì ánh trăng xuyên qua cành lá tạo thành những đốm sáng trên mặt đất.
- Tâm trạng cảm xúc: Vốn là cô gái kín cổng, cao tường mặc cho đàn ông có trêu ghẹo. Nhưng chiều nay khi gặp Kim Trọng, Kiều đã thay đổi, nhánh hải đường đã lả ngọn về nhà hàng xóm ở hướng Đông rồi, không còn cảnh tường đông ong bướm đi về mặc ai nửa: Tâm hồn Kiều đã như vầng trăng vàng trên ánh nước bắt đầu lung lay, có hình bóng của Kim Trọng bên trong như cành xuân đã bị giọt sương trĩu nặng la đà. Đó là tâm trạng “ trông người mà nghĩ đến ta ”, nghĩ chuyện gần ngay trước mắt rồi lo sợ cho con đường xa xôi trước mặt cho số phận hồng nhan của chính mình.
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang trang 17 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Phân tích tác dụng của 1 trường hợp có sử dụng phép đối trong văn bản Kim - Kiều gặp gỡ
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. “ Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha ”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu ” tạo nên sự đối xứng trong bức tranh thiên nhiên, khắc họa một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng.