Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 19 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc mở rộng - Bài 7


Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 19 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và căn cứ để xác định chủ đề, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả; những nét độc đáo của bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ em đã đọc thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

Đề bài

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc mở rộng 1 trang 19 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và căn cứ để xác định chủ đề, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả; những nét độc đáo của bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ em đã đọc thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tìm đọc các sáng tác giai đoạn Thơ mới (1932 – 1945) hoặc các giai đoạn về sau, bao gồm cả những sáng tác đương đại.

Lời giải chi tiết

Nhật kí đọc sách

1. Nhan đề bài thơ: Tiếng Việt

2. Tác giả: Lưu Quang Vũ

3. Chủ đề: Tự hào về tiếng Việt

4. Căn cứ xác định chủ đề: Nhan đề, nội dung chính,…

5. Cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết: tình yêu tha thiết dành cho tiếng Việt

6. Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu… tiếng Việt như rừng): Bốn khổ thơ đầu nói về những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

- Phần 2 (Chưa chữ viết… những con đường): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

- Phần 3 (Một đảo nhỏ… dân tộc Việt): Súc mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt

- Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.

7. Kết cấu:

8. Ngôn ngữ: Trong sáng, gần gũi, giản dị

9. Một số hình ảnh, BPTT nổi bật: “Tiếng Việt như rừng”

+ Câu thơ này sử dụng phép so sánh độc đáo để ví von tiếng Việt với một khu rừng rộng lớn, bao la.

+ So sánh tiếng Việt với rừng là tác giả muốn khẳng định sự phong phú, đa dạng và sức sống mãnh liệt của tiếng Việt.

+ Tiếng Việt là một kho tàng vô giá, chứa đựng vô số tri thức, kinh nghiệm và giá trị văn hóa của dân tộc.

+ Qua đó, cho thấy sự hòa nhập của tiếng Việt trong từng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của người Việt.

10. Cảm nghĩ của em về bài thơ: Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt thiêng liêng.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 24 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 26 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 29 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 19 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 30 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 35 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 Viết trang 12 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 Viết trang 30 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức