Giải Bài tập 2 trang 26 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh trong SGK (tr. 96 - 99) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời Bài tập 2 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh trong SGK (tr. 96 - 99) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Theo em, nếu nhan đề của văn bản được đặt lại là Thú chơi hoa - cây cảnh thì có được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa theo cảm nhận, quan niệm và hiểu biết của chính em
Lời giải chi tiết:
Tuy là một yếu tố quan trọng cấu thành văn bản, nhưng nhiều khi nhan đề chỉ mang tính chất gợi hướng cảm nhận, suy luận, không nhất thiết phải "thâu tóm" được đầy đủ nội dung hay tinh thần của văn bản, miễn những điều triển khai sau đó không đi chệch ra ngoài cái hướng do chính nó gợi ra. Trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản, các khái niệm thú hay văn hoá có thể mang nghĩa tương đương, tuỳ thuộc vào cách tác giả quan niệm hoặc làm rõ nội dung của khái niệm thú (suy cho cung, đằng sau mỗi cái thú luôn có một nền tảng văn hoa nào đó).
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Em hiểu như thế nào về khái niệm thiên nhiên thứ hai được tác giả sử dụng trong văn bản? Thiên nhiên thứ hai đó cho biết điều gì về lịch sử phát triển của loài người?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, đoạn từ Con người - loài người đến bản thân mình ... Suy luận và liên hệ đến một khái niệm khác mà tác giả cần phải nghĩ đến nhưng không nói ra
Lời giải chi tiết:
Khái niệm "thiên nhiên thứ hai" trong văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh ám chỉ thiên nhiên đã được con người cải biến, sáng tạo và chăm sóc. Đây là thiên nhiên không còn hoang sơ, nguyên bản, mà đã được con người can thiệp thông qua các hoạt động trồng trọt, chăm sóc và tạo hình, như hoa cảnh và cây cảnh.
"Thiên nhiên thứ hai" phản ánh quá trình phát triển văn hóa của loài người, khi con người không chỉ thích ứng với thiên nhiên mà còn biết làm chủ và sáng tạo từ nó. Nó cho thấy rằng con người đã vượt ra khỏi việc sống hòa hợp với tự nhiên đơn thuần, mà đã đạt đến mức độ biết khai thác, thẩm mỹ hóa thiên nhiên để phục vụ nhu cầu tinh thần và nghệ thuật. Điều này chứng tỏ loài người đã tiến xa trong sự phát triển tư duy sáng tạo và văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Khi nói về cách ứng xử của người Việt với thiên nhiên, tác giả đã triển khai những thông tin chính nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào câu hỏi 3 trong SGK (tr. 100)
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã triển khai các thông tin sau:
- Thông tin về các công trình nhân tạo được bố trí hài hoa với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
- Thông tin về sự tồn tại trải đều trên nhiều vùng đất của các làng, trại, chợ hoa - cây cảnh.
- Thông tin về cách người Việt đưa thiên nhiên vào mỗi ngôi nhà, vào từng không gian cư trú riêng tư.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 26 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nếu được phép bổ sung một số cứ liệu ngôn ngữ và văn học cho bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng, em sẽ bổ sung như thế nào? Nêu phương án phân bố các cứ liệu em vừa tìm được vào các đoạn cụ thể của văn bản.
Phương pháp giải:
Ghi lại những liên tưởng nảy sinh khi đọc chuỗi dẫn chứng được tác giả đưa ra trong các đoạn nói về văn hoa hoa - cây cảnh của người Việt
Lời giải chi tiết:
Có thể bổ sung câu thơ sau đây để minh hoạ cho ý nói về việc người Việt biết chọn nơi non nước hữu tình để xây dựng đền - chùa - tháp - miếu:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây.
(Nguyễn Khuyến, Nhớ cảnh chùa Đọi)
Một số câu thơ, lời nhạc hay cụm từ khác có thể dùng để đặt xen vào đoạn từ Phương Đông đến tục thờ cây cối ... trong văn bản: Nước còn cau mặt với tang thương (Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ); Mây che trên đầu và nắng trên vai (Trịnh Công Sơn, Một cõi đi về); Đỡ lấy đài xiêu, nưng lấy nhị,/ Hồn ơi, phong cảnh cũng là người! (Xuân Diệu, Xuân rụng ); biến gào, sóng thét, gió reo, ...
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Qua việc tìm hiểu văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh, nêu suy nghĩ của em về những gì cần chuẩn bị khi viết một văn bản nói về văn hóa truyền thống hay thắng cảnh và di tích.
Phương pháp giải:
Nhớ lại ấn tượng của mình khi lần thứ nhất đọc văn bản của Trần Quốc Vượng
Lời giải chi tiết:
Có thể đó là ấn tượng về kiến thức phong phú và khả năng bao quát vấn đề của tác giả. Có thể đó là ấn tượng về lối triển khai thông tin linh hoạt, sinh động trong văn bản, ... Tiếp sau, cần tự hỏi: Bản thân em có thể viết được văn bản thông tin về một vấn đề cụ thể nào đó theo cách tương tự hay không? Nếu muốn viết được, em phải công phu rèn luyện những mặt nào (phương pháp nhìn nhận, kiến thức, kĩ năng, ... )?
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Chọn trong văn bản một số câu phù hợp để viết lại theo hướng làm biến đổi cấu trúc của các câu đó và nhận xét về kết quả đạt được.
Phương pháp giải:
Dựa theo cách đã thực hiện với câu 6 của bài tập 1.
Lời giải chi tiết:
- Câu gốc: Đến thăm quê cũ nhà Trần, ngoài tháp chùa Phổ Minh, đền Trần, đền Bảo Lộc, … ta còn bắt gặp các địa danh Hoa Nha, Liễu Nha vang bóng một thời “hào khí Đông A”.
- Câu biến đổi: Ta bắt gặp các địa danh Hoa Nha, Liễu Nha vang bóng một thời “hào khí Đông A” bên cạnh các tháp chùa Phổ Minh, đền Trần, đền Bảo Lộc, … mỗi khi đến thăm quê cũ nhà Trần.