Giải Bài tập 2 trang 20 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 8


Giải Bài tập 2 trang 20 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc từ câu “Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch" hạt nhân.“ đến câu "Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.“ trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68 - 69) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời Bài tập 2 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc từ câu “Niềm an ủi duy nhất trước tất cả những suy diễn kinh khủng đó là nhận thức được rằng việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch" hạt nhân.“ đến câu "Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.“ trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68 - 69) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Hãy khái quát ý kiến của tác giả thể hiện trong đoạn trích trên

Phương pháp giải:

Dựa trên cơ sở đặc điểm về hình thức và nội dung của đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Qua đoạn trích, tác giá muốn phát biểu ý kiến: Những gì làm cho cuộc sống con người trên hành tinh trở nên tốt đẹp hơn về mọi mặt ít tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí dành cho việc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nhận xét cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, cách nêu thông tin khách quan và trình bày ý kiến chủ quan trong đoạn trích

Phương pháp giải:

Trong văn bản nghị luận, ý kiến chủ quan có khi chính là lí lẽ; thông tin khách quan nhiều khi chinh là bằng chứng được sử dụng

Lời giải chi tiết:

Ở đoạn trích, lí lẽ (ý kiển chủ quan) bao giờ cũng được chứng minh một cách thuyết phục bằng các bằng chứng cụ thể, xác thực (thông tin khách quan). Chẳng hạn, sau lí lẽ được nêu: "việc bảo tồn sự sống trên Trái Đất ít tốn kém hơn là "dịch hạch" hạt nhân" là sự xuất hiện của một loạt bằng chứng (gắn với số liệu đáng tin cậy) với sự đối sánh giữa một bên là chi phí cho chạy đua vũ khí hạt nhân với một bên là chi phí đầu tư để giải quyết những vấn đề cấp bách nhằm cải thiện đời sống của những người nghèo khổ (về y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm, ... ).

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Theo em, ở đoạn trích này, tác giả quan tâm điều gì qua việc nêu từng thông tin khách quan gắn với ý kiến chủ quan của mình?

Phương pháp giải:

Cần đi vào các khía cạnh: Các số liệu tác giả sử dụng ở đây nói lên điều gì? Những lớp người nào thu hút sự quan tâm của tác giả? Trước tình trạng cuộc sống của những lớp người đó, tác giả có thái độ như thế nào? Em hãy viết một câu để khái quát nhận thức của mình về các khía cạnh trên.

Lời giải chi tiết:

Sự tương ứng giữa những thông tin khách quan và các ý kiến chủ quan cho thấy tác giả thể hiện mối quan tâm đặc biệt: cần phải hạn chế, đi đến loại bỏ vũ khí hạt nhân để vừa tránh cho nhân loại nguy cơ bị huy diệt, vửa có kinh phí dành cho những việc cấp thiết như chăm sóc cuộc sống con người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Để viết được văn bản như đoạn trích này, tác giả cần có những điều kiện nào?

Phương pháp giải:

Chú ý vị thế của tác giả, bối cảnh ra đời và vai trò của văn bản, tầm quan trọng của vấn đề chính được bàn luận đối với đời sống nhân loại, vốn hiểu biết về chính trị, xã hội của tác giả

Lời giải chi tiết:

Để viết được văn bản như phần trích, tác giả cần có một số điều kiện:

- Có sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân của các cường quốc cũng như thực trạng cuộc sống của một số bộ phận nhân loại trên Trái Đất (qua các số liệu chính xác).

- Có tư tưởng chống chạy đua vũ khí hạt nhân một cách quyết liệt, quan tâm sâu sắc đến sự tồn vong của nhân loại, đồng cảm với số phận của những người nghèo khổ, bệnh tật.

- Có khả năng trình bày vấn đề một cách lô-gíc, thuyết phục bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng, giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 20 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO là gì? Đặt hai câu, mỗi câu sử dụng tên viết tắt của một tổ chức quốc tế đó.

Phương pháp giải:

Đọc cước chú ở SGK (tr. 69) để biết nghĩa của tên viết tắt các tổ chức quốc tế UNICEF và FAO

Lời giải chi tiết:

Đặt câu với tên viết tắt của hai tổ chức quốc tế đó, chẳng hạn:

- UNICEF luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những trẻ em phải chịu đau khổ bởi chiến tranh, bởi nạn đói hoặc bị bạo hành.

- Hiện nay, FAO đang thực hiện một số dự án quan trọng nhằm cải thiện tình trạng thiếu lương thực ở một số nơi trên thế giới.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 11 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 13 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 16 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 20 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 24 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 26 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 29 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức