Giải Bài tập 2 trang 10 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 11 - Giải SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 7


Giải Bài tập 2 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ“Từ đây, như đã tìm đúng đường về” đến “chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” và trả lời các câu hỏi:

Đọc lại văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 36 – 37), đoạn từ“Từ đây, như đã tìm đúng đường về” đến “chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Đoạn trích cung cấp những thông tin cơ bản nào về sông Hương và thành phố Huế?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhận xét để chỉ ra những thông tin cơ bản về sông Hương và thành phố Huế.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích cung cấp một số thông tin cơ bản về sông Hương và thành phố Huế Hướng chảy, nhịp chảy của sông Hương ở từng quãng gắn với những địa danh cụ thể của thành phố Huế; nằm bên hai bờ sông Hương, Huế vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ; đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị; sinh hoạt của những xóm thuyền chài ven sông Hương.

Câu 2

Câu 2 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Tính chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích để chỉ ra tính chất trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích, tính chất trữ tình được thể hiện qua một số yếu tố: - Những hình ảnh đẹp, lôi cuốn, in đậm cái nhìn đầy tình cảm của tác giả (“sông Hương vui tươi hẳn lên”; “dòng sông mềm hẳn đi”; dòng sông “chảy lặng lờ; “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”;...).

- Lối so sánh mang đậm dấu ấn chủ quan: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh” “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điển Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”;

- Sự thể hiện trực tiếp cái tôi tác giả: đại từ “tôi” nhiều lần xuất hiện, gắn với trạng thái cảm xúc của người viết trước nét đẹp riêng của sông Hương và thành phố Huế.

Câu 3

Câu 3 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Đặc điểm nào của sông Hương được tác giả nhấn mạnh? Tác giả đã dung những cách thức nào để nhấn mạnh đặc điểm đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra đặc điểm của sông Hương được tác giả nhấn mạnh

Lời giải chi tiết:

- Nhịp chảy lặng lờ, chầm chậm của sông Hương là điều được tác giả nhấn mạnh trong đoạn trích.

- Để nhấn mạnh những đặc điểm đó, tác giả đã sử dụng một số cách thức sau: Nêu những yếu tố tác động làm giảm tốc độ chảy của dòng nước (những nhánh sông đào dẫn nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị; hai hòn đảo nhỏ trên sông); dùng hình ảnh ví von: sông Hương khi qua thành phố đã trôi chậm, “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”; dùng cách đối sánh: nhịp chảy lặng lờ của sông Hương càng nổi bật hơn khi đối sánh với dòng chảy băng băng của sông Nê-va (Neva); nhịp chảy của sông Hương được tác giả xem là điệu “slow tình cảm dành riêng cho Huế”;...

Câu 4

Câu 4 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Khám phá sông Hương, tác giả có những liên tưởng gì? Phân tích ý nghĩa của những liên tưởng đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại đoạn trích để đưa ra liên tưởng về khám phá sông Hương. Từ đó rút ra ý nghĩa của những liên tưởng.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích, nhân nói về sông Hương, tác giả đã có những liên tưởng phong phú, bất ngờ, giàu ý nghĩa.

+ Chẳng hạn: Đường cong mềm mại của sông Hương khiến tác giả liên tưởng đến “tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; hình ảnh sông Hương nằm giữa lòng thành phố Huế khiến tác giả liên tưởng đến sông Xen (Seine) của Pa-ri (Paris), sông Đa-nuýp (Danube) của Bu-đa-pét (Budapest); dòng chảy chầm chậm, lặng lờ của sông Hương khiến tác giả liên tưởng đến dòng Nê-va chảy xiết, đến câu nói bất hủ của một nhà triết học xưa về dòng đời chảy trôi bất tận, từ đó thêm quý cái lững lờ, nên thơ chỉ có ở con sông quê hương.

Câu 5

Câu 5 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét về đặc điểm hình thức của các câu văn trong đoạn trích. Nêu tác dụng của các câu văn có đặc điểm như vậy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để nhận xét về đặc điểm hình thức của các câu văn. Từ đó rút ra tác dụng của các câu văn.

Lời giải chi tiết:

- Ở đoạn trích này, tác giả chủ yếu viết các câu văn dài, nhiều vế, cấu trúc khá phức tạp. Những câu văn như thế vừa có khả năng chuyển tải nhiều thông tin (cả thông tin về đối tượng và thông tin về tình cảm của người viết dành cho đối tượng đó), vừa tạo ra nhịp điệu riêng, chậm rãi, phù hợp với hình ảnh được miêu tả và cảm xúc của người viết, góp phần làm nên giọng điệu riêng trong tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 8 Nói và nghe SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 10 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 14 Nói và nghe SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 14 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 14 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức