Giải Bài tập 2 trang 33 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Em thấy thực sự hứng thú với hiện tượng tự nhiên nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) giải thích về hiện tượng tự nhiên đó.
Đề bài
Câu hỏi (trang 33, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Em thấy thực sự hứng thú với hiện tượng tự nhiên nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) giải thích về hiện tượng tự nhiên đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng kiến thức viết đoạn văn
Lời giải chi tiết
Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa. Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất. Trong tín ngưỡng của loài người, có một số lượng đông đảo tin rằng sao băng mang đến điều may mắn, và khi cầu nguyện trước sao băng thì có thể trở thành sự thật.