Giải Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống Viết - Bài 5


Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.” chỉ cách sống nào của con người. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống đó.

Đề bài

Bài tập 2 (trang 42, SBT Ngữ Văn 8, tập 1):

Câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.” chỉ cách sống nào của con người. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Viết bài văn phân tích câu tục ngữ

Lời giải chi tiết

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” chỉ những kiểu người khi thấy lợi lộc thì luôn giành trước, đến khi có khó khăn lại trốn ở phía sau.

Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không ăn được nhiều. Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, đá ghềnh cọc nhọn. Chính vì thế mà đi sau sẽ tránh được những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông. Đó là nghĩa đen. Còn về nghĩa bóng, câu tục ngữ cho ta thấy được nhiều điều. Khi có lợi lộc, thời cơ thì nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đẹp về cho mình. Những điều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn. Câu tục ngữ phê phán những người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác. Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc, họ sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi,

Có thể nói, câu tục ngữ đã phản ánh hoàn toàn đúng đắn về hiện tượng của một số lớp người trong xã hội hiện nay. Những con người chỉ biết nghĩ cho bản thân, không biết gắn mình vào tập thể, chỉ chăm chăm muốn mình được hưởng lợi mà không nghĩ đến cảm xúc, đến công sức của người khác. Gặp khó khăn, thử thách thì dễ nhụt chí, ngại khó và đùn đẩy hết cho mọi người xung quanh, nhưng khi có lợi ích, thành quả thì lại nhận hết công lao về mình, không màng đến sự giúp đỡ, công lao của người đã vì mình mà làm ra. Đó cũng là biểu hiện của căn bệnh thành tích mà một số người trong xã hội vẫn đã và đang mang trong mình.

Sinh thời, Bác Hồ đã nêu ra quan điểm sống: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Quan điểm này của Bác Hồ là sự kế thừa có sáng tạo quan điểm tiến bộ của Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước mọi người, vui sau mọi người). Chúng ta hãy cống hiến hết mình vì quyền lợi chung, lợi ích chung của tập thể và ta sẽ nhận lại được nhiều hơn thế, đó là sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

“Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” là quan điểm sống cá nhân ích kỉ. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình một quan điểm đúng đắn về cống hiến và hưởng thụ, một lí tưởng sống đẹp để trở thành người hữu ích cho xã hội.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 2 trang 32 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 34 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 35 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 40 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 45 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 45 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 19 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 34 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức