Giải Bài tập 2 trang 45 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống Viết - Ôn tập HK2


Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Từ câu chuyện của hoàng tử bé và các nhân vật trong đoạn trích đã dẫn ở bài tập 2 thuộc phần Đọc hiểu và Thực hành tiếng Việt, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một trong những thói xấu mà em cho là “kì quặc” của con người hoặc của chính bản thân mình.

Đề bài

Câu hỏi (trang 45, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Từ câu chuyện của hoàng tử bé và các nhân vật trong đoạn trích đã dẫn ở bài tập 2 thuộc phần Đọc hiểu và Thực hành tiếng Việt, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một trong những thói xấu mà em cho là “kì quặc” của con người hoặc của chính bản thân mình.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Viết bài văn phân tích

Lời giải chi tiết

Mỗi người sẽ có một thói quen, một tật xấu. Với tôi, sự tự ti chính là thói xấu kì quặc của con người.

Tự ti là việc con người hay xem thường đánh giá thấp bản thân mình hơn các cá thể xung quanh. Họ khiêm tốn một cách thái quá, đôi lúc đó cũng là biểu hiện cho việc tự thu mình và bảo bọc bản thân trước những lời ghen ghét đố kỵ của người khác của những kẻ nhút nhát, sợ sệt ánh nhìn của người khác, nhưng không hẳn là xuất phát từ sự bất tài của họ. Ngoài ra, thậm chí ở những nước như Anh, Ireland, Australia và New zealand thì đó cũng là một "bản sắc" của con người luôn cố gắng thu lại và tạo nên một cái vỏ bọc khiêm tốn, tự tin để không ngừng phấn đấu.

Một số biểu hiện khá rõ ràng của sự tự ti ta có thể thấy qua việc một người luôn tự cho rằng mình kém cỏi như cảm thấy mắt mình quá nhỏ, môi quá dày, người quá gầy, da quá đen, họ thường cảm thấy thất vọng, chán chường và buồn rầu vì những thứ mà họ tạo ra. Hoặc cũng có nhiều người tự thấy bản thân quá xấu, chỉ vì một vài khiếm khuyết. Họ thường cảm thấy xung quanh mình ai ai cũng giỏi giang và khiến bản thân mình trở nên kém cỏi, là con người ở tận đáy xã hội, không xứng đáng được trân trọng, yêu mến hay được người ta ngưỡng mộ,.....

Sự tự ti cũng thể hiện ở nỗi sợ và sự trốn tránh sự chú ý của người khác khi họ không muốn giao tiếp, không dám bước ra ngoài, họ sợ người khác đánh giá vì ngoại hình, đôi khi còn hoang tưởng rằng người khác đang nói xấu mình, đặc biệt khi nhìn thấy một ai đó có bề ngoài sáng sủa, xinh đẹp thì họ lại càng trở nên tự ti hơn, khép kín mình hơn. Ngoài ra, sự tự ti cũng có một đặc điểm khác nữa là sự lo sợ kỳ vọng của người khác đối với những người tự ti, họ thường nói trước về khả năng không thành công, về các vấn đề có thể xảy đến, hay xin lỗi trước khi thực hiện điều gì đó nhằm tìm kiếm sự đồng cảm và nới lỏng sự mong đợi của mọi người xuống mức độ thấp nhất. Mục đích chính là nhằm bảo vệ bản thân trước sự chỉ trích và tổn thương lòng tự trọng, mặt khác họ cũng lo sợ sự phán xét của người xung quanh. Chung quy lại, những người tự ti đều có điểm yếu là muốn được nhiều người xung quanh yêu quý, ca ngợi và khích lệ để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn, thế nhưng họ luôn sợ hãi với những ánh mắt của xã hội, không dám thẳng thắn đối diện mà thường chọn cách trốn tránh dưới lớp vỏ bọc hiền lành, khiêm tốn đến hèn mọn, vừa đáng thương vừa đáng trách. Thậm chí dù mong muốn, khát khao chinh phục đỉnh cao sự tự tin của nhiều người xung quanh, nhưng họ vẫn mãi giậm chân tại chỗ cũng như cảm thấy không thể cải thiện được gì dù có nỗ lực, dễ chán chường, tuyệt vọng đến mức "an phận" sống kiếp tự ti, cam chịu làm cho bản thân trở nên bé nhỏ, thậm chí là vô hình trong mắt người khác và không hề quan tâm đến việc tự tin là gì cả.

Một số người đã biến tính tự ti của mình như một chiếc mặt nạ vô hình và tạo ra đó là một loại khiếu hài hước để vừa làm giảm đi được nỗi mặc cảm của bản thân, đồng thời cũng khiến cho người khác không nhìn thấy tính tự ti, xấu hổ mà dần thừa nhận "khiếu hài hước" của người này. Thế nhưng việc tồn tại của tính tự ti không phải là một biểu hiện tốt, cho nên để tự tin ở giữa thì nó có thể coi là "cực dương" và mang bản chất tích cực, khi con người không quá đề cao bản thân mình nhưng vẫn cố gắng chứng tỏ năng lực cá nhân qua hành động âm thầm.

Tóm lại, mỗi cá nhân là duy nhất trên cuộc đời này, thế nên chúng ta cần trân trọng bản thân, cố gắng sống một cuộc sống có ý nghĩa.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 2 trang 35 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 40 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 42 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 45 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 trang 45 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 19 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 2 Đọc mở rộng trang 34 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 6 SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 11 SBT Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức