Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 26 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 10 - Giải SBT Văn 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Đọc và thực hành tiếng Việt bài 5 - SBT Văn 10 Kết


Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 26 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Tri huyện tự nhận mình là kẻ "Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền". Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác?

Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Lập bảng so sánh hai nhân vật Tri huyện và Đề lại theo các tiêu chí: chức phận, tính cách, hành động. Những điều gì rút ra từ bảng so sánh trên có thể giúp bạn hiểu sâu thêm nội dung của cảnh tuồng Huyện đường?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).

Lời giải chi tiết:

Tri huyện

Đề lại

Chức phận

Chức quan cai quản một huyện ở Việt Nam thời phong kiến.

→ Người có vị trí, uy thế lớn.

Viên thư kí ở huyện đường.

Tính cách

Tham lam, phóng đãng, vô liêm xỉ.

→ Một kẻ tự tung tực tác, bất chấp công lí, đạo lí.

Nịnh hót, tính toán, vơ vét.

Hành động

- “Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.”

- “Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ troc đầu.” (cười khoái trá).

- “Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừn giới năm mươi quan tiền.”

- “Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò.”

- “Ta cứ để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.”

- “Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy gì mà không xử Sò với Hến được.”

→ Điều có thể rút ra từ bảng so sánh: Cả hai nhân vật tuy có chức phận, tính cách và hành động khác nhau nhưng hoàn toàn “gặp gỡ” nhau ở bản chất tham lam và mánh khoé đục khoét người dân “thấp cổ bé họng”. Sự “phối hợp hoạt động” của cả hai có thể làm bộ máy chính quyền trở nên thối nát, gây ra nhiều tai hoạ cho xã hội.

Câu 2

Tri huyện tự nhận mình là kẻ "Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền". Việc làm nào của y (thể hiện qua lời thoại) cho thấy lời tự nhận đã nêu là hoàn toàn chính xác?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).

- Chú ý vào lời thoại của nhân vật để minh chứng cho lời tự nhận.

Lời giải chi tiết:

Tri huyện tự nhận mình là kẻ "Sự lí thường phân ấu/ Được thua tự đồng tiền”. Toàn bộ hành động sau đó của y đã chứng thực điều này:

- Dây dưa chưa xử kiện ngay để nghĩ kế mọi tiền của trùm Sò (“Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.").

- Thực thi nguyên tắc “nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu" khi tiến hành xử kiện kẻ có tội bị phạt nặng đã đành (một phần do không có tiền đút lót) nhưng nguyên cáo cũng không tránh khỏi việc bị phiền nhiễu.

- Dung túng cho thuộc hạ (lính lệ) giở trò đòi những người thưa kiện phải hối lộ.

Câu 3

Phân tích ý vị châm biếm toát ra từ lời thoại: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần”

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).

- Phân tích ý châm biếm từ lời thoại.

Lời giải chi tiết:

Lời thoại: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần” toát ra ý vị châm biếm rất rõ:

- Tri huyện tỏ ra rất hài lòng với vị thế của mình. Y thấy “thú vị” với những việc làm có thể khiến người dân phải lo lắng, sợ hãi. Như vậy, cái có thể đưa đến cảm giác “thú vị” cho quan hoàn toàn khác cái đưa đến cảm giác thú vị cho những người bình thường. Quan đã trở thành một phần tất yếu của bộ máy cai trị thối nát.

- Từ “chuyên cần” được tri huyện nói ra không chút ngượng mồm. Hoá ra, “chuyên cần” ở đây chỉ là “chuyên cần" vơ vét, miễn sao “đầy túi tham” của mình là được. Theo đó, quan càng “mẫn cán” thì tai hoạ đối với tầng lớp bị trị càng lớn.

Câu 4

Giải thích nghĩa của câu:"Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu". Theo bạn, triết lí sống chứa đựng trong câu này cho thấy điều gì về mối quan hệ quan – dân trong xã hội xưa?

Phương pháp giải:

Đưa ra phân tích của bản thân.

Lời giải chi tiết:

“Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu” là câu vừa mang tính chất của tục ngữ, vừa mang tính chất của thành ngữ. Nghĩa của câu này là: Chỉ nên “hành” (hay lợi dụng) kẻ có của, có máu mặt (có tóc) để khai thác, trục lợi chứ “hành” (hay lợi dụng) kẻ tay không, nghèo xơ nghèo xác (trọc đầu) thì chẳng được cái gì. Rất có thể câu này đúc kết triết lí hành xử của một bộ phận biến chất thuộc tầng lớp cai trị trong xã hội cũ, cho thấy mối quan hệ giữa quan và dân ở đó nhiều khi chẳng khác mối quan hệ giữa kẻ tìm mồi và con mồi.

Câu 5

Những thể thơ nào đã được tác giả sử dụng để xây dựng hệ thống lời thoại trong cảnh tuồng này? Ý nghĩa của sự lựa chọn đó là gì?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).

- Vận dụng kiến thức về thể thơ, lý giải ý nghĩa của sự lựa chọn của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Trong cảnh tuồng Huyện đường , để xây dựng hệ thống lời thoại của nhân vật, các thể thơ năm chữ, sáu chữ đã được vận dụng linh hoạt.

Thể năm chữ: “Quyền trọng trấn nha môn/ Bản chức xưng tri huyện/ Đỉnh chung đà đủ miếng/ Hoa nguyệt cũng quen mùi/ Lấy của cây ngọn roi/ Làm quan nhờ lỗ khẩu/ Sự lí thường phân ẩu/ Được thua tự đồng tiền/ Dân xã nếu không kiêng/ Bỏ xuống lao giam kĩ”; “Nha lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”.

Thể sáu chữ: “Quan chức nghĩ nên thú vị/ Vào ra cũng phải chuyên cần.

Thơ năm chữ hoặc sáu chữ đều là những thể thơ mà số tiếng trong từng dòng khá ít (năm hoặc sáu), vần điệu nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc, rất thích hợp cho việc thể hiện triết lí hay phát biểu những nhận định khái quát. Khi muốn nói đến triết lí cai trị của tri huyện, việc lựa chọn các thể thơ này tỏ ra rất hiệu quả. Đây cũng là một cách mà tác giả dân gian muốn “đóng đinh” vào trí nhớ của độc giả những phát ngôn đầy đê tiện của một viên quan tham nhũng.

Câu 6

Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng. Theo bạn, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Huyện đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 132 – 135).

- Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật, đưa ra sự lý giải của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Theo dõi toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng, có thể nhận ra đặc điểm của lời thoại không chỉ trong nghệ thuật tuồng mà còn trong cả nghệ thuật sân khấu nói chung. Đó là:

- Lời thoại phải phản ánh rõ nét tính cách nhân vật (thậm chí, trong tuồng, chèo, lời xưng danh của nhân vật còn mang tính chất đúc kết về bản chất của chính người nói, chẳng khác gì một lời nhận xét khách quan của người đứng bên ngoài).

- Lời thoại phải thể hiện được hành động và thúc đẩy hành động (trong cảnh tuồng Huyện đường, lời thoại nào cũng tiết lộ cho biết việc nhân vật đang làm hoặc sắp làm).

- Lời thoại hàm chứa những thông tin về bối cảnh của sự việc đang xảy ra (khi tri huyện phàn nàn: “A, thầy Đề này, hôm nay sao mà [...] Nha lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”, lập tức người đọc hình dung ra cảnh vắng vẻ nơi huyện đường – một tình trạng mà cả tri huyện lẫn đề lại đều không mong muốn, vì như vậy là cả hai mất cơ hội kiếm chác).

- Lời thoại vừa hướng về nhân vật cùng đối thoại trong câu chuyện, vừa hướng đến khán giả, giúp khán giả nhanh chóng nhận ra thực chất của con người, sự việc đang hiện diện hay đang diễn ra trên sân khấu (lời xưng danh của tri huyện thể hiện rất rõ tính chất này).


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 13 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 26 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Viết trang 24 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 5 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức