Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 5 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 10 - Giải SBT Văn 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Đọc và thực hành tiếng Việt bài 1 - SBT Văn 10 Kết


Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 5 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Nêu các sự kiện chính của truyện Ông Sằn Nông.

Câu 1

Nêu các sự kiện chính của truyện Ông Sằn Nông.

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Ông Sằn Nông trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1.

- Ghi lại các sự kiện chính của truyện Ông Sằn Nông.

Lời giải chi tiết:

- Ông Sằn Nông có phép mời được các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở.

Các hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ.

- Ông Sằn Nông đi xa không kịp về mùa ngô lúa chín, vợ ông ở nhà lo chải chuốt không mở kho, bồ cho thóc vào.

Thóc chờ lâu, đánh nhau túi bụi bị vợ ông Sằn Nông đánh đuổi.

- Ông Sằn Nông về liền mắng vợ, ra ruộng dỗ dành thóc nhưng không thành.

- Ông Sằn Nông lấy nắm thóc bay lên trời, thóc tung ra thành các ngôi sao, sông Ngân Hà.

Lúa chín không tự về nữa mà phải mang liềm ra gặt.

Câu 2

Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Ông Sằn Nông trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1.

- Vận dụng kiến thức về thần thoại suy nguyên.

- Ghi lại những lời kể mang tính suy nguyên.

Lời giải chi tiết:

Những lời kể mang tính suy nguyên trong truyện Ông Sằn Nông:

“ Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ”

“ Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hái liềm ra gặt”.

Câu 3

Nhân vật chính trong truyện kể là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Ông Sằn Nông trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1.

- Vận dụng kiến thức về thần thoại để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật chính trong truyện kể là: Ông Sằn Nông.

- Thần thoại suy nguyên được sáng tạo nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải thích sự hình thành của vạn vật và những tập tục trong đời sống văn hoá cộng đồng.

- Cụ thể trong văn bản Ông Sằn Nông nhằm giải thích sự hình thành các vì sao, sông Ngân Hà.

- Giải thích sự xuất hiện và biến đổi trong tập tính của thóc, đây là tiền đề để hình thành nên nền văn minh lúa nước của Việt Nam.

Câu 4

Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Ông Sằn Nông trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1.

- Vận dụng kiến thức về thần thoại để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai tự sinh trưởng ngoài ruộng, đến mùa thu hoạch tự tìm về nhà, tự vào kho, vào bồ. Chúng cũng có cảm giác, cảm xúc và có thể “giao tiếp” với con người.

- Sự tưởng tượng đó thể hiện quan niệm của con người cổ sơ về thế giới “vạn vật hữu linh”.

Câu 5

Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Ông Sằn Nông trong SBT Ngữ Văn 10, tập 1.

- Vận dụng kiến thức về thần thoại để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh hành trình sống, quá trình tiếp cận cây lúa của con người cổ sơ: Phát hiện ra cây lúa, thừa hưởng thành quả có sẵn trong tự nhiên – chuyển từ đời sống hái lượm, hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên sang thuần hoá cây lúa, tìm ra cách gieo trồng, thu hoạch thóc lúa.

Câu 6

Sưu tầm một truyện thần thoại suy nguyên của dân tộc khác có nội dung tương tự với truyện Ông Sằn Nông. So sánh và nhận xét về điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Phương pháp giải:

- Sưu tầm các thần thoại về cây lúa của các dân tộc khác như: Dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường…

- Đọc kĩ các văn bản để tìm ra điểm tương đồng, so sánh, nhận xét điểm khác biệt giữa các văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nàng Tiên Lúa

Đời xưa mọi người không phải gặt, khi đã chín lúa kéo nhau về thành hàng, thành rẫy, đầy bịch, đầy sàn. Một nhà kia có tính lười, không quét tước dọn dẹp chỗ ở cho lúa, khi thấy lúa kéo nhau về mới hò hét nhau quét dọn, đã vậy lại còn mắng mỏ nhau. Bực mình, có một chàng trai đánh đập lúa, đắp cửa bịch, cửa nhà, không vào được, lúa ở ngoài chật đầy sân, đầy cửa. Lúa tức giận, từ đó cứ chín là rủ bông ngoài đồng, người cần thì phải đi gặt gánh lúa về.

Vì thế đến mùa lúa chín, chàng Côi, một thân một mình, phải vừa gặt, vừa gánh hết ngày này sang ngày khác vẫn không xong mà lúa vẫn còn đầy đồng. Ngày ngày, chàng Côi gặt đằng trước sắp hết thì đằng sau lúa đã chín. Bực mình chàng Côi ngồi khóc. Giữa lúc ấy nàng Tiên Lúa từ Mường trời xuống đi hái lá dâu nghe thấy; nàng xuống hỏi đầu đuôi và gặt giúp chàng Côi. Gặt đến đâu, nàng Tiên Lúa đạp gốc cho lúa gãy đi và đổ nước trầu đánh dấu đến đó. Vì vậy lúa không mọc nữa, đời sau muốn có lúa phải cấy. Thấy nàng Tiên Lúa phơi cánh ở bờ ruộng, khi gánh bó lúa chàng gánh cả đôi cánh vào trong đầu gánh lúa, gánh về nhà. Trời đã mưa, không có cánh bay về, nàng bèn theo chàng Côi về nhà cùng ăn ở….

(Trích sử thi thần thoại người Mường , NXB văn hoá thông tin, 2014)

Điểm giống:

Truyện Ông Sằn Nông và Nàng Tiên Lúa đều là các thần thoại suy nguyên nhằm giải thích giải thích sự hình thành của vạn vật và những tập tục trong đời sống văn hoá cộng đồng (Giải thích

sự xuất hiện và biến đổi trong tập tính của thóc).

Nội dung hai văn bản truyện Ông Sằn Nông và Nàng Tiên Lúa có nét tương đồng: Ban đầu lúa có kích thước rất lớn, tự gieo, mọc, kết bông rồi tự về nhà. Sau đó vì sự “lười biếng” và nóng giận của con người mà đặc tính của lúa thay đổi đi, hạt lúa nhỏ lại và con người phải gieo cấy, chăm sóc và đến mùa phải thu hoạch.

Điểm khác:

Đặc điểm

Truyện Ông Sằn Nông

Truyện Nàng Tiên Lúa

Nhân vật chính

Ông Sằn Nông

Nàng Tiên Lúa

Sự kiện chính

Thóc chín tự về → bị vợ ông Sằn Nông đánh đuổi → Thóc kéo ra ruộng → Ông Sằn Nông dỗ dành không được, cùng một nắm thóc bay lên trời → hình thành các vì sao, sông Ngân Hà.

Thóc chín tự về → bị chàng trai đánh đập → lúa tức giận cứ chín là rủ bông ngoài đồng → Chàng Côi đi gặt lúa chín không kịp → Nàng Tiên Lúa xuống giúp → Lúa không tự mọc mà phải cấy mới có.

Nhận xét:

Cùng giải thích sự hình thành của vạn vật trong vũ trụ nhưng mỗi dân tộc lại có những nét khác nhau, thể hiện sự sáng tạo trong tư duy của con người cổ xưa → Tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 26 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Viết trang 24 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 5 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 14 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 15 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức
Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 20 sách bài tập văn 10 - Kết nối tri thức