Giải Bài tập 3 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Tìm trong khổ thơ 1 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ thể hiện ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình. Hãy lí giải vì sao tiếng lục lạc trong khổ thơ thứ 2 vừa thể hiện nỗi buồn, vừa thể hiện ý thức vận động không ngừng về phía trước của nhân vật trữ tình.
Đọc lại bài thơ Con đường mùa đông trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.61 - 63) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm trong khổ thơ 1 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ thể hiện ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ 1, để xác định những từ ngữ thể hiện ý thức vượt qua trở ngại.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ: Xuyên qua, nhô ra, dội ánh sáng.
Câu 2
Câu 2 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Hãy lí giải vì sao tiếng lục lạc trong khổ thơ thứ 2 vừa thể hiện nỗi buồn, vừa thể hiện ý thức vận động không ngừng về phía trước của nhân vật trữ tình.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ 2, giải thích nghĩa của tiếng lục lạc để đưa ra lí do.
Lời giải chi tiết:
- Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy âm thanh để cực tả cái yên ắng.
→ Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trong khổ thơ 3, ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến với điểm tựa tinh thần nào? Qua việc ý thức về điểm tựa tinh thần này, nhân vật trữ tình ngộ ra được điều gì về quy luật vận động của cuộc sống.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ 3, chỉ ra điểm tựa tinh thần của nhân vật trữ tình. Từ đó nhận xét về ý thức ngộ ra điều về quy luật vận động của cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
- Ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến điểm tựa là: Khúc ca ngân dài của người xà ích.
- Nhân vật đã ngộ ra về quy luật vận động của cuộc sống: Sẽ có những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu.
Câu 4
Câu 4 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm trong khổ thơ 4 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm vào nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ 4, xác định những từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình không còn đắm chìm trong nỗi buồn.
Lời giải chi tiết:
- Các từ ngữ, hình ảnh: Rừng sâu và tuyết; cột sọc chỉ đường, rơi vào tầm mắt.
→ Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng sâu bạt ngàn. Không gian càng ngày càng được mở rộng. Tất cả mang đến một ấn tượng về một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời. Chúng ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người, đánh dấu những điều mà ta đã trải qua.
Câu 5
Câu 5 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trong khổ thơ 5, qua lời than buồn tủi, tâm tưởng nhân vật trữ tình kết nối với ai, ở đâu trong không gian và thời gian?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ 5, chỉ ra không gian, thời gian và nhân vật được kết nối.
Lời giải chi tiết:
- Không gian: Nơi lò sưởi → ấm áp.
- Thời gian: Ngày mai.
- Nhân vật: Nhina.
Câu 6
Câu 6 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Trong khổ thơ cuối, ý thức về tình yêu, sứ mệnh, cội nguồn, quy luật vận động của cuộc sống trở thành hành trang tinh thần cho nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại khổ thơ cuối, nhận xét về ý thức của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Puskin đã diễn tả những cung bậc cảm xúc cùng những khát khao cao đẹp nhất của con người bằng một hình thức giản dị. Thiên nhiên dù là thảo nguyên hay bão tuyết, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn trong thơ ông là thực sự là “Nỗi buồn trong sáng”, rất hiện thực mà rất đỗi nên thơ.