Giải Bài tập 3 trang 15 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 11 - Giải SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 8


Giải Bài tập 3 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 75 – 78) và trả lời các câu hỏi:

Đọc lại văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 75 – 78) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn suy nghĩ gì về sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích vào năm 1948?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra suy nghĩ về sự kiện đánh dấu sự ra đời.

Lời giải chi tiết:

Sự đối lập giữa một bên là hoàn cảnh khốc liệt, đầy đau thương, mất mát của các nhân vật sau Thế chiến II (bác sĩ Gắt-mừn (Guttmann) từng là một nạn nhân người Do Thái, các vận động viên tham dự cuộc thi đều là những cựu chiến binh bị chấn thương tuỷ sống) và khát vọng lớn lao của bác sĩ Gắt-mừn (đưa giải đấu thể thao lên sánh ngang tầm Ô-lim-pích - Olympic). Thông qua sự đối lập đó, tác giả muốn làm nổi bật thông điệp về sức mạnh ý chí và khả năng hồi phục của con người sau chấn thương.

Câu 2

Câu 2 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Pa-ra-lim-pích đã hình thành và phát triển qua những giai đoạn nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để đưa ra các giai đoạn hình thành và phát triển.

Lời giải chi tiết:

Có thể nhận thấy Pa-ra-lim-pích đã phát triển qua những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1 (1948 - 1952): Thế vận hội Xe lăn Quốc tế được tổ chức thường niên cho các cựu chiến binh trong Thế chiến II.

- Giai đoạn 2 (năm 1960): Kì Pa-ra-lim-pích đầu tiên được tổ chức, đối tượng dự thi là những người khuyết tật sử dụng xe lăn.

- Giai đoạn 3 (từ năm 1962): Pa-ra-lim-pích trở thành phong trào tập luyện cho tất cả mọi người khuyết tật, nhiều hạng mục ngày càng đồng nhất với Ô-lim-pích.

- Giai đoạn 4 (năm 1988): Pa-ra-lim-pích và Ô-lim-pích thống nhất được tổ chức cùng nhau tại một thành phố, sử dụng cùng cơ sở vật chất và liền mạch về thời gian.

Câu 3

Câu 3 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích và chỉ ra vai trò của yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để phân tích và chỉ ra vai trò của yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Mặc dù văn bản nhằm mục đích cung cấp thông tin một cách khách quan, song ta vẫn có thể nhận ra sự ca ngợi của tác giả. Sự ca ngợi này được thể hiện qua cách diễn đạt hàm chứa sự đánh giá, ví dụ:”Van Gát (Van Gass) vẫn trở thành một biểu tượng người hùng với hàng triệu người”, “sự kiện thực sự mang tầm quốc tế”, “vận động viên xuất sắc như Van Gát toả sáng”, “có rất nhiều những câu chuyện xúc động như của Van Gát và Xnai-đơ (Snyder)”,..

Câu 4

Câu 4 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):

Qua cách giới thiệu về lịch sử của kì thi Pa-ra-lim-pích, bạn nhận ra thông điệp gì của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để đưa ra thông điệp của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Có thể thấy tác giả muốn nhấn mạnh vị trí ngày càng bình đẳng của Pa-ra-lim-pích với Ô-lim-pích, qua đó khẳng định tiếng nói bình đẳng của những người khuyết tật.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 10 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 11 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 15 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 16 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 18 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 23 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 24 SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 3 trang 28 SBT Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức