Giải Bài tập 4 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại đoạn (3) văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa trong SGK (tr. 67 - 68) và trả lời các câu hỏi
Đọc lại đoạn (3) văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa trong SGK (tr. 67 - 68) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Theo tác giả, ý nghĩa của văn học nằm ở đâu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, ý nghĩa của văn học nằm ở:
– Trong văn bản
– Trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.
Câu 2
Câu 2 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Tác giả cho rằng ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, văn hoá, tâm lí,... mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Em hãy lấy ví dụ chứng minh cho điều đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: khi hiểu về ý nghĩa của đêm giao thừa là đêm đoàn tụ, mỗi người cho dù đi đâu xa cũng cố gắng trở về quây quần bên gia đình trong buổi tối trước thềm năm mới, người đọc sẽ hiểu hơn về sự bất hạnh của em bé bán diêm, đồng thời hiểu hơn những khao khát cháy bỏng của em khi thắp lên những que diêm bé nhỏ.
Câu 3
Câu 3 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Tác giả quan niệm “tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ không dễ gì tóm lược được vào một câu nhận định hay công thức nào đó”. Bằng trải nghiệm đọc của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ Anh ngồi lặng lẽ/ Dưới cội mai vàng/ Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian trong bài Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể hiểu là nỗi thương nhớ dành cho những mùa xuân tươi đẹp ở trần gian của người lính đã hi sinh, lại vừa có thể hiểu là nỗi thương nhớ của những người ở lại (đồng đội, nhân dân) dành cho người lính ấy.
Câu 4
Câu 4 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Trong đoạn trích, có ba câu được bắt đầu bằng cụm từ không ai. Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, có ba câu được bắt đầu bằng cụm từ không ai (“Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”, “Không ai có tiếng nói cuối cùng”, “Không ai là người duy nhất đúng”). Việc lặp lại như vậy có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh quan điểm của tác giả về tính đa nghĩa của tác phẩm văn học và sự bình đẳng của người đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm. Việc lặp lại như vậy cũng khiến lời văn nghị luận trở nên hùng hồn, giàu nhịp điệu, gia tăng sức hấp dẫn cho lời văn.
Câu 5
Câu 5 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Em có nhận xét gì về cách sử dụng lí lẽ của tác giả trong đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Lí lẽ của tác giả vừa dựa trên cơ sở lí thuyết (lí thuyết tiếp nhận), vừa dựa trên cơ sở thực tiễn (thực tế tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ). Bởi vậy, những lí lẽ mà tác giả đưa ra rất chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.