Giải Bài tập 5 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại văn bản Lặng lẽ Sa Pa (từ ”Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện” đến “lo nghĩ như vậy cho đất nước”) trong SGK (tr. 20) và trả lời các câu hỏi:
Đọc lại văn bản Lặng lẽ Sa Pa (từ ”Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện” đến “lo nghĩ như vậy cho đất nước”) trong SGK (tr. 20) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Dòng nào sau đây KHÔNG phải suy nghĩ của người hoạ sĩ khi vẽ anh thanh niên?
A. Ông cảm thấy bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên
B. Vẽ là một việc khó, nặng nhọc, gian nan
C. Cần làm cho người thanh niên hiện lên đẹp như một ngôi sao xa
D. Hoàn thành được bức vẽ về người thanh niên còn là chặng đường dài
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 2
Câu 2 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Trong đoạn trích trên, nhân vật anh thanh niên được khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình
C. Hành động
B. Suy nghĩ
D. Lời nói
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu 3
Câu 3 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Em hiểu thế nào về suy nghĩ của người hoạ sĩ: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Người hoạ sĩ nhận thấy cuộc đời quá phong phú, phức tạp và rộng lớn mà nghệ thuật dù nỗ lực đến đâu cũng khó nắm bắt, khám phá và thể hiện được hết.
Câu 4
Câu 4 (trang 7, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Anh thanh niên đã giới thiệu những ai để ông hoạ sĩ có thể vẽ? Điều đó cho thấy nét tính cách gì ở nhân vật anh thanh niên?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Anh thanh niên giới thiệu cho người hoạ sĩ ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, đồng chí cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
Điều đó cho thấy anh thanh niên rất khiêm tốn. Anh thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé và anh cho là những người khác cống hiến nhiều và đáng vẽ hơn anh.
Câu 5
Câu 5 (trang 8, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):
Tìm một câu trong đoạn trích có thán từ và nêu tác dụng của việc dùng thán từ đó trong câu.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: "Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, những hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.".
Thán từ “Chao ôi!” thể hiện sự xúc động, trăn trở của ông hoạ sĩ khi ông nhận thấy gặp được anh thanh niên là cơ hội hiếm có trong sáng tác nhưng hoàn thành được sáng tác đó còn là một chặng đường dài gian khổ