Giải Bài tập 5 trang 13 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2


Giải Bài tập 5 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MƯA THU ĐẤT KHÁCH

Trả lời Bài tập 5 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

MƯA THU ĐẤT KHÁCH

Mưa mưa mãi ngày đêm rả rích

Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi.

Những ai mặt bể chân trời,

Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?

(Tản Đà, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Lê Tư Lành (Chủ biên Phần I), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 159)

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Đề xuất cách ngắt nhịp các dòng trong khổ thơ như sau: 1/2/4, 3/4, 4/3, 2/4

- Tác dụng : Góp phần tạo nên giai điệu cho bài thơ, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng trong mỗi câu, thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cách ngắt nhịp trên làm cho bài thơ có sự hài hòa giữa vần và nhịp, gây ấn tượng mạnh, dễ nhớ cho người tiếp nhận.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nhân vật “ ai ” trong bài thơ là ai?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

“Ai” trong bài thơ không chỉ đến một nhân vật nhất định mà đó có thể là con người nói chung. Nhân vật trữ tình đang ở nơi đất khách quê người, chứng kiến những cơn mưa thu và nhớ về quê hương, nhớ về đất nước. “ Ai” ở đây có thể là những người tha hương, những người có cùng hoàn cảnh với nhân vật trữ tình.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng lặp lại nhiều lần từ ngữ đó

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ được sử dụng nhiều trong bài là “ mưa ”, sử dụng 4 lần

- Tác dụng: Ngay nhan đề bài thơ, ta đã thấy xuất hiện từ “ mưa” , xuyên suốt bài thơ, từ “mưa ” lặp đi lặp lại 4 lần ở các câu khác nhau. Điều này, góp phần làm rõ hơn về không gian, hoàn cảnh nhân vật trữ tình đang trải qua. Mưa như một chất xúc tác liên kết mạch cảm xúc của bài cũng như kết nối cảm xúc của nhân vật trữ tình và bạn đọc. Đặc biệt, hình ảnh mưa giúp khơi gợi những xúc cảm thầm kín của nhân vật trữ tình và của nhân vật “ ai ”.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Theo em, giữa mùa mưa và “ lời nước non ” có mối quan hệ gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Giữa mùa mưa và “ lời nước non ” có mối quan hệ tương trợ, bổ sung, làm rõ cho nhau. “ Mưa ” chính là chất xúc tác, là nguyên nhân để “ai” có thể nhớ đến “lời nước non”. Và ngược lại, “ lời nước non ” làm tăng thêm phần quan trọng, vị trí, giá trị, ý nghĩa của hình ảnh “mưa ” trong bài thơ

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 13 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về bài thơ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là nỗi lòng, sự hoài niệm của nhân vật trữ tình nơi đất khách, quê người. Bài thơ mở đầu với hình ảnh những cơn mưa thu liên tục, rả rích từ ngày sang đêm, dần dần gặm nhấm suy nghĩ, tâm tư của nhân vật trữ tình, gieo vào lòng người đọc cảm giác u buồn, ảm đạm, sầu não. Chơi vơi trong bộn bề suy nghĩ, nhân vật trữ tình cất tiếng hỏi giữa thinh không, câu hỏi với mục đích giải tỏa nỗi lòng, tìm kiếm sự đồng cảm chứ không mong cầu một câu trả lời nhất định “ Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non ?”. “ Ai ” ở đây, phải chăng chính là những phận người tha hương, có cùng chung hoàn cảnh, số phận như nhân vật trữ tình. Ở nơi đất khách quê người ấy, họ có nhớ về gia đình, nhớ về quê hương, đất nước của mình hay không? Bài thơ sử dụng vần chân “ ơi ” gợi không gian bao la, rộng lớn, làm cho nhân vật trữ tình lại càng trở nên nhỏ bé hơn giữa cuộc đời. Tác giả đã thành công trong việc lưa chọn từ ngữ, hình ảnh hợp lý để có thể diễn đạt thành công tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 4 trang 25 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 27 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 4 trang 33 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 7 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 13 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 16 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 19 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 21 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 26 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 28 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức