Giải Bài tập 6 trang 15 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 7 - Giải SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 7


Giải Bài tập 6 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra thiết bị gì? Thiết bị đó có công dụng như thế nào?

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra thiết bị gì? Thiết bị đó có công dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

Tìm ra thiết bị mà cậu bé chế tạo ra. Chỉ ra công dụng của thiết bị ấy.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra chiếc máy li tâm, có khả năng tạo ra loại bột mịn thần kì, có thể đưa cậu bé đi đến nơi có những tinh cầu huyền bí.

Câu 2

Vì sao nhân vật “tôi” lại nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh? Hãy vẽ sơ đồ theo mẫu dưới đây vào vở và điền thông tin phù hợp vào các ô trống:

Phương pháp giải:

Lí giải vì sao nhân vật “tôi” nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh. Vẽ sơ đồ để làm rõ điều đó.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật “tôi” nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh bởi vì cậu bé có thể tưởng tượng ra mình đang ở những nơi mà phi thuyền của bố bay qua.

Câu 3

Hãy tưởng tượng cuộc phiêu lưu kì lạ của nhân vật “tôi” và viết đoạn văn kể lại cuộc phiêu lưu đó.

Phương pháp giải:

Tưởng tưởng cuộc phưu lưu kì lạ của nhân vật “tôi” và viết lại đoạn văn kể lại cuộc phưu lưu đó.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật “tôi” đã có một cuộc phưu lưu vô cùng kì thú và vui vẻ ở các hành tinh trong hệ mặt trời. Nhờ loại bột mịn thần kì từ bộ đồng phục của người cha, cậu bé được đặt chân đến các hành tinh như sao Hoả, sao Kim, sao Thuỷ,... Tất cả các hành tinh đều mới lạ đối với cậu. Cậu bé nhìn thấy mặt Trăng có màu trắng sữa, cảm nhận được sức nóng của Sao Kim, ngửi thấy được sao Thủy có mùi lưu huỳnh và lửa,...Tất cả những hành tinh mà cậu được chứng kiến trong hệ Mặt Trời đều cho cậu hiểu biết phong phú về thế giới ngân hà. Như vậy, đây là một cuộc du hành đầy thú vị đối với nhân vật tôi và nó để lại nhiều ấn tượng rất tốt đối với cậu.

Câu 4

Em hiểu như thế nào về cụm từ bên trên chỗ tim đập trong câu văn cuối cùng của đoạn trích trên?

Phương pháp giải:

Trình bày cách hiểu của bản thân về cụm từ “bên trên chỗ tim đập”

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh chiếc bút thần kì trong túi áo, “bên trên chỗ tim đập” là biểu hiện cho những ước mơ, khát khao được chinh phục và khám phá các hành tinh xung quanh hệ Mặt Trời của cậu bé. Cậu muốn thời gian du hành vũ trụ của mình được kéo dài thêm ra để có thể quan sát và ngắm nghía kĩ hơn những hành tinh.

Câu 5

Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:

Đó là phi thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi phi thuyền không gian sẽ không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ tiếp theo, thầm nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu, giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...” Và khi buổi đêm đã trôi qua được gần nửa, trên hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi. “Giờ thì bố đang đi xuống Beo. Lúc nào bố cũng đi bộ… không bao giờ bắt taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt, và giờ thì...

Phương pháp giải:

Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép trong đoạn văn

Lời giải chi tiết:

+ Dấu chấm lửng có công dụng thể hiện chỗ ngắt quãng của lời nói, cho thấy lời nói ngập ngừng, chưa nói hết

+ Dấu ngoặc kép có công dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật (suy nghĩ của mẹ và con về người bố)

Câu 6

Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không? Vì sao?

(1) Tôi nhấc đầu lên khỏi gối. (2) Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau mắn, lẹ làng – là tiếng bước chân. (3) Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiện trước. (4) Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối se lạnh, mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng cửa trước mở khi nhận ra người nhà, phát ra một tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới nhà...

Phương pháp giải:

Tìm hiểu xem các câu trong đoạn văn có thể sắp xếp theo một trật tự khác không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Không thể sắp xếp các câu theo một trật tự khác. Bởi vì các câu đã được sắp xếp theo một trật tự mạch lạc, thống nhất, đảm bảo tính liên kết và thể hiện rõ chủ đề của đoạn văn. Do đó, không thay đổi trật tự sắp xếp được.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 5 trang 37 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 41 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 43,44 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 5 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 15 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 15,16 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 23 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 24 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 31 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 38 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức