Giải Bài tập 6 trang 5 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 7 - Giải SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 6


Giải Bài tập 6 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: (1) Tác đất tấc vàng (2) Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tác đất tấc vàng.

(2) Con trâu là đầu cơ nghiệp.

(3) Dâu non ngon miệng tắm.

(4) Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng.

(5) Đừng tham lợi nhỏ mà bỏ nghĩa lớn.

(6) Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.

(Nguyễn Xuân Chính (Chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), Sđd)

Câu 1

Liệt kê các cặp vẫn ở các câu tục ngữ trên và rút ra nhận xét.

Phương pháp giải:

Chỉ ra các tiếng hiệp vần với nhau trong các câu tục ngữ và rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Các tiếng hiệp vần với nhau trong các câu tục ngữ:

+ tấc – tấc

+ trâu – đầu

+ non – ngon

+ mưa – thưa

+ nhỏ – bỏ

+ chín – chín

- Nhận xét: Các câu tục ngữ đều hiệp vần với nhau, tạo ra sự hài thanh, vần điệu làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 2

Hãy phân chia 6 câu tục ngữ trên thành các nhóm dựa trên kinh nghiệm mà tác giả dân gian rút ra được.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung câu tục ngữ, chia các câu tục ngữ ra thành các nhóm khác nhau

Lời giải chi tiết:

Có thể chia 6 câu tục ngữ đã cho thành các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Kinh nghiệm về thời tiết (câu 4)

+ Nhóm 2: Kinh nghiệm về lao động sản xuất câu (1), (2), (3)

+ Nhóm 3: Kinh nghiệm về đời sống câu (5), (6)

Câu 3

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề."? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?

Phương pháp giải:

Chỉ ra ý nghĩa câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

+ Câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề” có nghĩa là làm một nghề cho giỏi, cho thành thạo còn hơn biết nhiều nghề nhưng không giỏi hẳn một nghề nào.

+ Bài học: Mỗi người cần trau dồi, rèn luyện bản thân thành thạo một nghề chính để lấy đó làm nghề kiếm sống của mình, sau đó hãy nghĩ tới việc học và làm thêm các nghề khác.

Câu 4

Trong các câu tục ngữ trên, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nổi quả? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Chỉ ra câu tục ngữ có biện pháp tu từ nói quá và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ có biện pháp tu từ nói quá là “tấc đất tấc vàng”

Tác dụng: Gây ấn tượng cho người đọc về giá trị quý báu của đất đai, xem đất đai quý giá như vàng nên con người cần phải khai thác và sử dụng đất hợp lí.

Câu 5

Hãy đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề."

Phương pháp giải:

Đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”

Lời giải chi tiết:

Tôi khuyên thật anh nên chú tâm vào một nghề thôi, một nghề cho chín, hơn chín mười nghề mà.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 5 trang 23,24 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 30 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 37 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 41 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 5 trang 43,44 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 5 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 15 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 15,16 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 23 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 24 SBT Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức