Giải bài tập 8.3 trang 59 SGK Toán 9 tập 2 - Kết nối tri thức
Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có ba học sinh nam là Huy, Sơn, Tùng; Nhóm II có ba học sinh nữ là Hồng, Phương, Linh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
Đề bài
Có hai nhóm học sinh: Nhóm I có ba học sinh nam là Huy, Sơn, Tùng; Nhóm II có ba học sinh nữ là Hồng, Phương, Linh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm.
a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì?
b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Sử dụng kiến thức về phép thử để tìm phép thử: Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử.
b) Sử dụng kiến thức về không gian mẫu để tìm không gian mẫu: Sử dụng kiến thức về không gian mẫu để tìm không gian mẫu: Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử (gọi tắt là tập tất cả các kết quả có thể của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử.
Ta có thể tìm số phần tử của không gian mẫu bằng cách lập bảng.
Lời giải chi tiết
a) Phép thử: Chọn ngẫu nhiên một học sinh từ mỗi nhóm.
Kết quả của phép thử là một cặp (a, b) trong đó a và b tương ứng là tên của một học sinh nhóm I và một học sinh Nhóm II.
b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng:
Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 9 ô của bảng trên. Do đó, không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \) {(Huy, Hồng), (Sơn, Hồng), (Tùng, Hồng), (Huy, Phương), (Sơn, Phương), (Tùng, Phương), (Huy, Linh), (Sơn, Linh), (Tùng, Linh)}. Vậy không gian mẫu có 9 phần tử.