Giải Bài tập 9 trang 6 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
Tìm đọc các tài liệu liên quan và giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, cảm hứng sáng tác, nội dung của bài thơ.
Đọc lại văn bản Cảnh khuya trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 37) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Tìm đọc các tài liệu liên quan và giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, cảm hứng sáng tác, nội dung của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Hoàn cảnh sáng tác: thơ được sáng tác năm 1947, khi Bác Hồ đang ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Cảm hứng sáng tác: đến từ vẻ đẹp thiên nhiên trong đêm khuya và tâm trạng của nhà thơ khi đối diện với trách nhiệm của mình.
- Nội dung của bài thơ: Thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ và tâm hồn thi sĩ thanh cao, lạc quan, yêu nước.
Câu 2
Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ so sánh: Tiếng suối như tiếng hát; ẩn dụ, nhân hóa, ... để tăng sức gợi cảm cho thơ.
- Sử dụng phép đối, phép đảo ngữ, điệp ngữ “chưa ngủ” ... để tạo nhịp điệu cho thơ.
Câu 3
Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiếu đối của tác giả trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Thủ pháp tiểu đối giữa “cảnh khuya” với “người chưa ngủ”: đã làm nổi bật sự tương phản giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ, tạo ra một hiệu ứng cảm xúc sâu sắc. Sự tương phản giữa cảnh khuya yên bình và tâm trạng lo lắng của nhân vật trữ tình làm nổi bật sự tận tụy và trách nhiệm nặng nề của Hồ Chí Minh đối với vận mệnh đất nước, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của ông trong việc sử dụng các hình ảnh thiên nhiên để phản ánh tâm trạng nội tâm.
Câu 4
So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
Lời giải chi tiết:
- Điểm tương đồng:
+ Hình ảnh trăng là trung tâm: có vai trò tạo nên bức tranh thiên nhiên của bài thơ.
+ Cả hai bài thơ đều sử dụng hình ảnh ánh trăng để tạo ra một bối cảnh thiên nhiên tĩnh lặng. Ánh trăng gợi ra một cảm giác bình yên, sâu lắng và gắn bó với cảnh vật xung quanh.
- Điểm khác biệt:
+ Trong “Vọng nguyệt” : ánh trăng không chỉ còn là một hình ảnh đơn thuần thuộc về thiên nhiên, mà nó đã hóa thành con người, cùng làm tri kỉ với nhà thơ trong hoàn cảnh éo le. Ở đó, hai con người này đều hướng đến nhau, cùng bầu bạn và tâm sự nỗi niềm.
+ Trong “Cảnh khuya”: Trăng được miêu tả như một phần của cảnh vật đêm khuya, làm nổi bật sự tĩnh lặng và vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời điểm khó khăn.
Câu 5
Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Lời giải chi tiết:
Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn:
+ Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được à tâm hồn nghệ sĩ.
+ Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước à tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.