Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ trang 15 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 7 - Giải SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - SBT Ngữ văn 7 Cánh di


Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều

Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào? Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

Câu 1

Câu 1 (trang 15, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?

A. Vần chân

B. Vần liền

C. Vần cách

D. Vần hỗn hợp

Phương pháp giải:

Chú ý cách gieo vần của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 2

Câu 2 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua

B. Nhớ mẹ vì không thể về thăm mẹ

C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả

D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 3

Câu 3 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

Câu 4

Câu 4 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

a) Các từ “cao”, “thấp” có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của biện pháp đó là gì?

b) Em hiểu nội dung dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. Các từ “cao”, “thấp” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ tương phản (đối lập) qua hai từ này.

=> Tác dụng: cho thấy cây cau ngày một cao lớn hơn, còn mẹ ngày một già đi và lưng ngày càng còng xuống; đồng thời, bộc lộ nỗi xót xa của tác giả khi nhìn thấy mẹ mỗi ngày một già.

b. Dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” vừa diễn tả lưng mẹ ngày càng còng xuống, vừa cho thấy mẹ đã ở vào tuổi “gần đất xa trời” (nghĩa là mẹ không còn sống lâu được nữa). Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu cảm, bộc lộ nỗi xót xa của tác giả khi nghĩ đến thời điểm mę "gàn đất xa trời”.

Câu 5

Câu 5 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các câu thơ bộc lộ cảm xúc của người con

Lời giải chi tiết:

- Các từ ngữ, hình ảnh:

+ So sánh “mẹ” và “miếng cau khô”: Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ

+ Cử chỉ và cảm xúc của người con: Con nâng trên tay / Không cầm được lệ

+ Câu hỏi của người con: Ngẩng hỏi giời vậy / - Sao mẹ ta già?

- Tình cảm của người con với mẹ:

+ Thương mẹ, thổn thức, xót xa khi nghĩ đến người mẹ già nua “gần đất, xa trời”

+ Nhận ra quy luật của cuộc đời: mẹ đã già, yếu. Một mặt, thảng thốt ngỡ ngàng, mặt khác chấp nhận quy luật đó

Câu 6

Câu 6 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

(Câu hỏi 5, SGK) Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, em hãy chọn hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất

Lời giải chi tiết:

Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người. Tất cả gợi lên những tình cảm thân thương, quen thuộc để ta dễ dàng cảm thông và thấu hiểu cho mẹ, thương cho tuổi già của mẹ.

Câu 7

Câu 7 (trang 16, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ riêng

Lời giải chi tiết:

Đó là ý kiến đúng vì cuộc đời của con người rất hữu hạn, mẹ chẳng thể sống với chúng ta cả đời. Hơn nữa, mẹ là người rất quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Vì thế, cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ trang 13 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng trang 3 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ trang 39 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Hội thi thổi cơm trang 37 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Mây và sóng trang 18 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ trang 15 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Mẹ và quả trang 20 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Người ngồi đợi trước hiên nhà trang 33 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Người đàn ông cô độc giữa rừng trang 10 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Nhật trình Sol 6 trang 26 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều
Giải Bài tập đọc hiểu: Những cánh buồm trang 15 SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều