Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK1 trang 41 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập học kì 1


Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Chọn 1 trong 2 đề tài sau, chuẩn bị ý kiến và tập trình bày 1. Thái độ tôn trọng lẫn nhau của HS trong học tập và sinh hoạt 2. HS với các hoạt động công ích ở địa phương nơi mình sinh sống

Đề bài

Trả lời Câu hỏi Nói và nghe trang 41 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Chọn 1 trong 2 đề tài sau, chuẩn bị ý kiến và tập trình bày

1. Thái độ tôn trọng lẫn nhau của HS trong học tập và sinh hoạt

2. HS với các hoạt động công ích ở địa phương nơi mình sinh sống

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đọc kĩ 2 đề, chọn 1 trong 2 đề và tiến hành tìm ý, lập dàn ý

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề: Thái độ tôn trọng lẫn nhau của HS trong học tập và sinh hoạt

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề : Tôn trọng người khác là hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người, đồng thời phải sống hòa hợp, yêu thương mọi người. Điều đó thể hiện một  lối sống văn minh của con người hiện đại, không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.

- Nguyên nhân HS cần tôn trọng lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt

+ Việc biết tôn trọng người khác mang lại nhiều lợi ích như: nhận được sự tôn trọng của người khác, thể hiện văn hóa, lòng tự trọng và lòng trắc ẩn của bản thân; tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn, thuận lợi cho công việc và cuộc sống; được mọi người tin tưởng và yêu quý.

- Biểu hiện:

+ Thể hiện qua thái độ, lời nói và cử chỉ, hành động. Trong thái độ, lời nói, ta phải tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh, lời nói phải giữ đúng chuẩn mực và lịch sự.

+ Trong cử chỉ, hành động, ta phải cư xử đúng phép tắc, nhường đường cho người khác, tích cực tham gia các hoạt động chung.

+ Với học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc có ý thức tôn trọng người khác là rất quan trọng.

- Đề xuất giải pháp

+ Để giúp học sinh có ý thức tôn trọng lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt, ta có thể áp dụng các giải pháp sau

+ Giáo dục đạo đức từ nhà trường và gia đình: Đây là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để hình thành ý thức tôn trọng người khác cho học sinh. Nhà trường và gia đình cần hướng dẫn học sinh phải biết lễ phép trong giao tiếp, cách cư xử đúng mực, và quan trọng nhất là biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

+ Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh: Môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức tôn trọng người khác cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh được học cách làm việc nhóm, cách lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác, cách giải quyết xung đột một cách bình thường, không gây tổn thương cho bất kỳ ai.

+ Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoại khóa: Các hoạt động giáo dục ngoại khóa như đi dã ngoại, tham gia các hoạt động xã hội, giúp học sinh có thể rèn luyện kỹ năng xã hội, tăng cường tính tự lập và có ý thức tôn trọng người khác.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 7 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 29 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 6 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 15 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK1 trang 41 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập Viết Ôn tập HK1 trang 41 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải nói và nghe trang 10 sbt Văn 9 KNTT
Giải nói và nghe trang 12 sbt Văn 9 KNTT