Giải Bài tập 7 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 8


Giải Bài tập 7 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Chuẩn bị hành trang của Vũ Khoan trong SGK (tr. 86 - 88) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời Bài tập 7 trang 23 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Chuẩn bị hành trang của Vũ Khoan trong SGK (tr. 86 - 88) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 23 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Vì sao tác giả cho rằng, khi con người bước vào thiên niên kỉ mới, việc chuẩn bị hành trang tinh thần là quan trọng nhất?

Phương pháp giải:

Chú ý những câu văn hoặc đoạn văn thể hiện cái nhìn của tác giả về đặc điểm của thiên niên kỉ mới, những thuận lợi và thách thức đặt ra đối với mỗi cá nhân, từ đó tìm câu trả lời xác đáng cho câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thiên niên kỉ mới là thời đại mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, do đó, hành trang tinh thần mới là yếu tố quan trọng giúp con người phát iền trí tuệ, tâm hồn, năng lực, để quyết định sự thành công của bản thân.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 23 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Tại sao khi nói đến việc chuẩn bị hành trang tinh thần bước vào thiên niên kỉ mới, tác giả lại nhắc đến những điểm yếu của con người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Đọc lại, ghi nhanh và sắp xếp theo trật tự hợp lí để có câu trả lời thoả đáng.

Lời giải chi tiết:

Trong thời đại khoa học công nghệ, thời đại kinh tế tri thức, để thích ứng với điều kiện mới, con người phải thực sự có năng lực. Những điểm yếu cố hữu của con người Việt Nam (hổng về kiến thức cơ bản; thiên hướng chạy theo những môn học có tính chất "thời thượng" kiểu thực dụng; năng lực thực hành và sáng tạo hạn chế; thiếu đức tính tỉ mỉ; làm việc hơi tuỳ tiện, thiếu khoa học, ... ) sẽ là những trở lực không nhỏ đối với quá trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước. Bước vào thiên niên kỉ mới, con người Việt Nam cần loại bỏ những điểm yếu đó.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 23 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Việc sử dụng những bằng chứng có tính chất đối sánh (chẳng hạn đối sánh giữa người Nhật, người Hoa với người Việt) có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Chú ý việc sử dụng tính chất đối sánh

Lời giải chi tiết:

Khi đề cập điểm yếu của người Việt Nam, tác giả đưa ra những bằng chứng có tính chất đối sánh (chẳng hạn sự khác biệt giữa người Nhật, người Hoa với người Việt) nhằm giúp người đọc nhận thức rõ hơn những điểm yếu của người Việt (trong tương quan với sự tiến bộ của người Nhật, người Hoa) để tìm cách khắc phục.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 23 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đoạn văn nào trong văn bản có tính chất đúc kết mục đích của tác giả khi viết bài nghị luận này? Mục đích đó là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, đoạn văn cuối có tính chất đúc kết mục đích của tác giả khi viết bài nghị luận. Mục đích đó được thể hiện khá rõ: Người Việt Nam, nhất là giới trẻ, phải nhận thức được những điểm mạnh của mình để phát huy, thấy được những điểm yếu để loại bỏ, như vậy mới có thể đưa đất nước "sánh vai cùng các cường quốc năm châu".

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 23 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Xét về cấu tạo ngữ pháp, có thể gộp hai câu sau thành một câu được không? Vi sao?

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi .

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo ngữ pháp

Lời giải chi tiết:

Xét về cấu tạo ngữ pháp, hoàn toàn có thể gộp hai câu đã cho thành một câu như sau: “Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo; điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi." Khi gộp lại như vậy, cấu trúc ngữ pháp vẫn hợp lí: từ hai câu đơn trở thành một câu ghép đẳng lập, các vế trong câu có quan hệ chặt chẽ với nhau; ý vẫn sáng rõ. Tuy vậy, viết thành hai câu đơn như trong văn bản thì các ý trong mỗi câu trở nên tách bạch hơn. Trong tạo lập văn bản, tuỳ vào mục đích giao tiếp mà ta biểu đạt các ý bằng câu đơn hoặc câu ghép.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 6 trang 27 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 28 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 104 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 6 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 14 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 29 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 6 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 15 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK1 trang 41 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức