Giải Bài tập 7 trang 14 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 2


Giải Bài tập 7 trang 14 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt trong SGK (tr. 49 - 51) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời Bài tập 7 trang 14 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt trong SGK (tr. 49 - 51) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 14 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Văn bản nhắc đến những nhà thơ nào đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác? Việc nếu tên những nhà thơ này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Văn bản nhắc đến những nhà thơ đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác là Lê Đức Mao, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Lê Ngọc Hân, Cao Bá Nhạ, Phan Huy Thực, Ngô Thế Vinh, Đinh Nhật Thận,...

- Tác dụng: Với việc nêu tên đến những nhà thơ đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác, tác giả nhấn mạnh công lao, sự đóng góp to lớn của các tác giả này. Đồng thời, bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính mến tài năng của các tác giả. Đây đều là những nhân vật có thật trong lịch sử, làm cho văn bản trở nên chân thực, đáng tin, chi tiết và cụ thể

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 14 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại văn học nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại ngâm khúc, ca trù, văn tế, thơ

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 14 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Theo tác giả văn bản, đặc điểm nào thể hiện nét độc đáo của thể thơ song thất lục bát?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả văn bản, giàu nhạc tính là 1 đặc điểm thể hiện nét độc đáo, điểm mạnh của thể thơ song thất lục bát, đặc biệt là phát huy ở 1 thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam đó là ngâm khúc. Thể thơ đã tạo 1 dấu ấn riêng, biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc kết hợp với những giá trị nhân văn và hiện thực sâu sắc

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 14 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Theo nội dung văn bản, cảm xúc chủ đạo thể hiện trong những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời xưa và thời hiện đại có gì khác biệt?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt: Thay cho tâm trạng buồn thương thường trực trong quá khứ, những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời hiện đại mang hơi thở của thời đại mới, truyền tải tâm trạng cảm xúc mới mẻ.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 14 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Theo em, trong tương lai, thể thơ song thất lục bát có còn thích hợp để sử dụng trong sáng tác văn học hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Như chúng ta đã biết, thể thơ song thất lục bát đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương, là nơi con người có thể gửi gắm tâm hồn sâu lắng của mình. Ấy mà, nhu cầu mong muốn được giãi bày, được đồng cảm của con người là 1 nhu cầu thời đại, nó không bao giờ mất đi. Vì vậy, có thể nói, đó là lí do mà thể thơ song thất lục bát vẫn luôn mang 1 giá trị, ý nghĩa vô cùng quan trọng không thể thay thế. Dù trong tương lai, thể thơ không còn thịnh hành, phổ biến nhưng nó vẫn luôn là một thể loại mang giá trị tinh thần, văn hóa của người Việt, đáng được lưu trữ, bảo tồn


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập 6 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 27 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 28 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 6 trang 104 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 6 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 14 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 7 trang 29 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 6 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 15 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
Giải Bài tập 8 trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức