Giải bài tập Thánh Gióng trang 4 vở thực hành ngữ văn 6 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 6, soạn vở thực hành Ngữ văn 6 KNTT Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng


Giải bài tập Thánh Gióng trang 4 vở thực hành ngữ văn 6

Những điều kì lạ được kể lại xung quanh sự ra đời của Thánh Gióng:

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 4, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Những điều kì lạ được kể lại xung quanh sự ra đời của Thánh Gióng:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu văn bản.

Lời giải chi tiết:

Gióng được ra đời một cách kỳ lạ:

- Cha mẹ Gióng đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa có con.

- Bà mẹ đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ, từ đó bà có mang.

- Sau 12 tháng thai nghén, bà mới hạ sinh em bé.

- Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười.

Bài tập 2

Gióng được ra đời một cách kỳ lạ:

- Cha mẹ Gióng đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa có con.

- Bà mẹ đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ, từ đó bà có mang.

- Sau 12 tháng thai nghén, bà mới hạ sinh em bé.

- Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nêu ý nghĩa của từng chi tiết.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa các chi tiết:

a. Lời nói của cậu bé Gióng với sứ giả: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc cho!”: sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

b. "Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc": Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc nhờ vào sự đoàn kết đồng lòng của cả dân tộc.

c. "Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ": thể hiện sức mạnh phi thường của dân tộc ta.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc: Chống giặc là một cuộc chiến khốc liệt và lâu dài, không thể dùng tay không mà đánh đuổi, chúng ta cần đến vũ khí chiến đấu và sự đoàn kết đồng lòng.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời: Nhân dân ta nguyện cống hiến, xả thân vì đất nước, vì nghĩa lớn mà không mong được trả ơn, đền nghĩa.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 5, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Tầm quan trọng của sự kiện chính được kể trong truyện Thánh Gióng với đời sống của cộng đồng người Việt thuở xưa:

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Sự kiện chính được kể: Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược.

- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:

+ Gióng đã làm nên chiến công phi thường, đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáp một mình một ngựa bay về trời.

+ Hình tượng Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì đặc sắc.

Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 5, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Các lí do cơ bản khiến Thánh Gióng trở thành một trong những truyền thuyết tiêu biểu thể hiện chủ đề đánh giặc, giữ nước trogn kho tàng truyền thuyết của người Việt:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thánh Gióng trong SGK trang 6-8

Lời giải chi tiết:

Lí do khiến Thánh Gióng luôn được xác định là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong kho tàng truyền thuyết dân gian người Việt:

- Kho tàng truyền thuyết dân gian của người Việt gồm các tác phẩm thể hiện nhiều chủ đề khác nhau. Trong số những tác phẩm thuộc chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, Thánh Gióng kể về cuộc chiến chống xâm lược từ thuở nước Văn Lang mới được dựng lên. Do vị trí của cuộc chiến ấy mà truyện Thánh Gióng có một giá trị hết sức nổi bật.

- Không chỉ thế, truyện Thánh Gióng còn xây dựng được một hình mẫu tiêu biểu về người anh hùng bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lược. Ở nhân vật Thánh Gióng có sự kết tinh sức mạnh của cả cộng đồng, của thiên nhiên làng mạc quê hương và của tất cả những gì được người dân Việt xưa sáng tạo nên để sinh tồn và phát triển.

- Với hình thức biểu trưng sống động, truyện Thánh Gióng đã phản ánh được ý chí, bản lĩnh và sức mạnh của cả một dân tộc luôn biết vượt lên những tình huống thử thách đặc biệt.

Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 5, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Những lời kể trong truyện ngầm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong lịch sử xa xưa của dân tộc và ý nghĩa của những lời kể đó:

- Những lời kể:

- Ý nghĩa của những lời kể này:

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm và tìm lời kể mang hàm ý trên.

Lời giải chi tiết:

Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ:

- " Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng”

- “ Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà)".

Nhận xét về ý nghĩa lời kể:

- Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng.

- Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời.

- Đến nay, ở huyện Sóc Sơn vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Điều này thể hiện sự biết ơn của dân tộc ta.

Bài tập 6

Bài tập 6 (trang 5, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Một số chi tiết khác biệt ở các bản kể của truyện Thánh Gióng mà em tìm được so với bản kể trong SGK Ngữ văn 6, tập hai (tr.6 – 8) và nahanj xét của em về sự khác biệt đó:

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm và tìm đọc thêm các bản kể khác để so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Trong SGK có viết Gióng có cả cha và mẹ nhưng trong một số bản kể em tìm được thì người ta viết rằng mẹ của Gióng đã lớn tuổi mà chưa có chồng, sau khi ướm bàn chân vào dấu chân to bà đã mang thai, vì quá xấu hổ nên bỏ lên rừng ở rồi sinh con.

- Nhận xét: Sự khác biệt này cho thấy truyện Thánh Gióng có nhiều dị bản khác nhau.

Bài tập 7

Bài tập 7 (trang 6, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) ghi lại ấn tượng sâu sắc của em về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một hình ảnh hay hành động của Gióng mà em ấn tượng.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh Thánh Gióng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là khi Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Gióng là người anh hùng của toàn dân, đại diện cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng vươn vai như một sự khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh trong mỗi người dân đất Việt. Đồng thời, chi tiết còn cho ta thấy được sự lớn lao trong người anh hùng với trách nhiệm, sứ mệnh bảo vệ quê hương. Người anh hùng không chỉ có ý chí lớn lao mà còn mạnh mẽ về tầm vóc. Vẻ đẹp của Gióng trong phút giây ra trận lớn lao khi mang theo sức mạnh, ý chí của toàn dân tộc ta!


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Những cánh buồm trang 27 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Những người bạn trang 13 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Sinh vật trên trái đất được hình thành như thế nào? trang 64 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 8 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Sọ Dừa trang 30 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thánh Gióng trang 4 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thạch Sanh trang 20 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16, 17 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 17 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 30 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 35 vở thực hành ngữ văn 6