Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 17 vở thực hành ngữ văn 6 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 6, soạn vở thực hành Ngữ văn 6 KNTT Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng


Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 17 vở thực hành ngữ văn 6

Các đặc điểm của truyền thuyết:

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 17, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Các đặc điểm của truyền thuyết:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

2

Nhân vật

3

Cốt truyện

4

Lời kể

5

Yếu tố kì ảo

Phương pháp giải:

Thảo luận với các bạn và tìm hiểu thêm về thể loại truyền thuyết để trả lời.

Lời giải chi tiết:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Những vấn đề lịch sử, có ý nghĩa trọng đại, to lớn

2

Nhân vật

Dựa theo các nhân vật lịch sử. Có sự kết hợp giữa các nét đời thường, thế tục với các nét phi thường kì ảo

3

Cốt truyện

Đơn giản, tình tiết ít, không cao trào, không biến động

4

Lời kể

Lời kể chưa có giá trị nghệ thuật cao

5

Yếu tố kì ảo

Các yếu tố tưởng tượng, hư cấu (con vật kì ảo, động vật kì ảo) thường được dùng để nói lên nguyện vọng, ước mơ, ý nguyện của nhân dân

Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 17, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Những bản kể khác về các truyền thuyết Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Bánh chưng bánh giầy mà em đã học. Những điểm khác biệt đáng lưu ý giữa các bản kể khác nhau của 3 truyền thuyết nêu trên:

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm trên internet hoặc sách vở các bài thơ hoặc kịch về hai văn bản trên.

Lời giải chi tiết:

Một số tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh :

- Tác phẩm thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng: Ngẫm về Thánh Gióng (Võ Xuân Tửu)

Thánh Gióng

Ăn cơm cà của dân mà lớn

Áo giáp dân cho che chở thân mình

Cưỡi ngựa sắt rèn từ con dao, cái cuốc

Không có dân thì chỉ là cậu bé mà thôi.

Thánh Gióng

Thắng giặc Ân rồi trở về trời

Để đất nước cho nhân dân làm lụng

Không ở lại kể lể công lao và độc quyền lãnh đạo

Không thông lưng với kẻ thù để giữ cái ngai.

Thánh Gióng

Ông đánh giặc vì dân chứ không phải vì mình

Nên không ghi độc quyền cho mình vào giáp cốt

Và ruộng của dân cứ để dân cày

Không gom thành của chung rồi chia nhau hưởng lợi.

Những điểm khác biệt đáng lưu ý giữa các bản kể khác nhau của 3 truyền thuyết nêu trên: Lời kể về những dấu tích còn để lại cho đến ngày nay. Cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 18, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Những sự kiện, lễ hội em muốn tham gia để có tư liệu viết bài tường thuật:

Phương pháp giải:

Kể tên các sự kiện, lễ hội em muốn tham gia.

Lời giải chi tiết:

- Lễ hội Ôm OK Bom

- Lễ hội đền Hùng

- Lễ hội đền Cổ Loa.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 8 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Sọ Dừa trang 30 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thánh Gióng trang 4 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thạch Sanh trang 20 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16, 17 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 17 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 30 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 35 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 44 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 51 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 57 vở thực hành ngữ văn 6