Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 25 vở thực hành ngữ văn 7 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 7, soạn vở thực hành Ngữ văn 7 KNTT Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn


Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 25 vở thực hành ngữ văn 7

Nhận xét của em về cách dùng từ gặp trong bài thơ Gặp lá cơm nếp:

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 25 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Nhận xét của em về cách dùng từ gặp trong bài thơ Gặp lá cơm nếp :

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nhan đề, chú ý sự vật, sự việc được nhắc tới trong bài và nhận xét về cách dùng từ của tác giả

Lời giải chi tiết:

Việc dùng từ “gặp” trong nhan đề bài thơ “Gặp lá cơm nếp” khiến cho chủ thể “lá cơm nếp” trở lên gần gũi, tuy lâu ngày không gặp nhưng như có hẹn từ trước.

Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 25 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Cách hiểu của em về cụm từ thơm suốt đường con trong khổ thơ:

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ, nhớ lại nội dung bài thơ đã học và nêu cách hiểu của mình về cụm từ trên

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “thơm suốt đường con” có thể hiểu là mùi hương của cơm nếp thơm thoang thoảng trong trí nhớ của người con.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 26 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

So sánh nghĩa của từ mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương với nghĩa của nó trong các cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị nước giải khát,…

Nghĩa của từ mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương

Nghĩa của từ mùi vị trong các cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị nước giải khát

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu và giải nghĩa của các cụm từ đã cho trong đề bài và so sánh nghĩa của chúng với nhau.

Lời giải chi tiết:

Nghĩa của từ mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương

Nghĩa của từ mùi vị trong các cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị nước giải khát

+ Mùi vị của quê hương chúng ta không thể cảm nhận bằng những cảm nhận thông thường, mà phải thông qua một số sự vật cụ thể.

+ Mùi vị trong những trường hợp trên chúng ta có thể cảm nhận bằng vị giác, khứu giác.

Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 26 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương .

Hiệu quả của cách kết hợp đó:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai câu thơ trên, tìm hiểu nghĩa của các câu thơ đã học và phân tích cách kết hợp từ ngữ giữa hai dòng thơ

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ:

+ Dòng đầu: hai danh từ được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”

+ Dòng hai: Từ ngữ có mối quan hệ với dòng đầu, hai chủ thể được nhắc đến trong dòng đầu được người con “chia đều” nỗi nhớ thương.

- Hiệu quả của cách kết hợp: Thể hiện được tình cảm, cảm xúc mà tác gỉa muốn gửi gắm cho người mẹ và đất nước.

Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 26 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu dưới đây và tác dụng của chúng:

a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống…

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Tác dụng:

b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tình tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoặc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Tác dụng:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu văn đã cho và nhớ lại những biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ “gấp rãi”, “không”. Tác dụng của biện pháp tu từ: nhấn mạnh cảm xúc bối rối của tác giả khi mùa gió về.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá “sẽ sàng”, so sánh “như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần …không”. Tác dụng của biện pháp tu từ: khiến cho âm thanh của gió gợi hình, gợi cảm hơn

Bài tập 6

Bài tập 6 (trang 27 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Nhận xét về hiệu quả mà biện pháp tu từ nhân hóa mang lại trong những câu sau:

a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.

b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu văn trong bài, nhớ lại đặc điểm và tác dụng của biện pháp nhân hóa.

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ nhân hoá có hiệu quả làm cho sự vật như ánh nắng, mặt trời gần gũi, sống động hơn.

b. Biện pháp tu từ nhân hoá có hiệu quả làm cho tiếng gió thổi rất sống động, gần gũi như con người.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 7 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 11 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 13 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 21 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 22 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 25 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 26 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 35 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 35, 36, 37 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 39 vở thực hành ngữ văn 7
Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 39, 40, 41 vở thực hành ngữ văn 7