Giải bài tập tiếng Việt trang 17 sách bài tập văn 10 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 10 - Giải SBT Văn 10 - Cánh diều Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn - SBT Văn 10 Cánh diều


Giải bài tập tiếng Việt trang 17 sách bài tập văn 10 - Cánh diều

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong những ngữ liệu sau:

Câu 1

Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu câu dưới đây (trích trong truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào? a. Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước 30 tháng 4, năm mười lính đứng trên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thềm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội bộ.

Phương pháp giải:

Xác định đúng yêu cầu và ôn lại những kiến thức về biện pháp chêm xen

Lời giải chi tiết:

a. Trước 30 tháng 4

b. Rất có thể là ngày hôm nay

→ Tác dụng: bổ sung thông tin cần thiết.

Câu 2

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua chí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng suôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương bệnh tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

c. Các chiến sĩ chinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điềgu ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp tất cả các dữ kiện được xâu lại và bật lên thông tin chủ yếu này: Ma sơ giám đốc đã giấu đi ai đó – những ai đó – trong nhà nguyện kia vào lức chúng tôi vừa hành quan đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

Phương pháp giải:

- Đọc và chú ý đến yêu cầu đề bài

- Ôn lại kiến thức chêm xen.

Lời giải chi tiết:

a. Việt Nam: bổ sung thông tin

b. Một già một trẻ: bộc lộ cảm xúc

c. Những ai đó: bổ sung thông tin

Câu 3

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau:

a. Nguyễn Trãi là tác giả của “Dư địa chí”, một cuốn sách có giá trị về địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ. (Phạm Văn Đồng)

b. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Nguyễn Minh Châu)

c. Đã nhìn thấy cây đàn ấy thì phải đánh – đánh cái cuộc đời mình vào đấy – để rồi xem nó ra được thành tiếng gì. (Nguyễn Tuân) d. Tôi để Vinh, một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn, ở lại đài quan sát rồi cùng các chiến sĩ bước theo ma xơ. (Vũ Cao Phan)

Phương pháp giải:

- Đọc và chú ý đến yêu cầu đề bài

- Ôn lại kiến thức chêm xen.

Lời giải chi tiết:

a. Một cuốn sách có giá trị về địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ.

→ Bổ sung ý nghĩa phụ chú cho cụm danh từ “Dư địa chí”.

b. cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt

→ Bổ sung thông tin..

c. đánh cái cuộc đời mình vào đấy

→ Nhấn mạnh tính hình tượng và biểu cảm của tiếng đàn.

d. một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn

→ Bổ sung thông tin về nhân vật Vinh.

Câu 4

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung liên quan đến chủ đề thể hiện qua các truyện ngắn có trong bài học.

Phương pháp giải:

Lựa chọn chủ đề để viết đoạn văn có sử dụng biện pháp chêm xen.

Lời giải chi tiết:

Từ chi tiết Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”, em đã thấy được vẻ đẹp của Trương Phi trong đoạn trích này. Vốn là một người nóng nảy, cương trực nên Trương Phi đã có những hành động bồng bột với Quan Công để rồi cuối cùng phải “rỏ nước mắt” vì điều đó. Giọt nước mắt của Trương Phi là giọt nước mắt của sự ăn năn, hối lỗi chân thành. Trương Phi, một người tính tình nóng nảy , khi hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh của Quan Công, Trương Phi đã tin tưởng, phục thiện. Từ hành động ấy ta thấy được tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh của mình. Cả hai nhân vật Quan Công và Trương Phi tuy tính cách trái ngược nhưng đều xứng đáng là bậc anh hùng trọng nghĩa khí. Đoạn trích cũng khiến em rút ra được bài học riêng cho mình đó là cần phải suy xét mọi chuyện trước khi hành động, dũng cảm nhận sai khi có lỗi, biết trân quý tình thân và rèn luyện đức tính cương trực, trung nghĩa. Thành phần chêm xen: một người tính tình nóng nảy.

Câu 5

Thành phần in đậm trong các đoạn trích sau có chức năng gì?

a. Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quý trọng hơn nữa thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn quý của văn học dân tộc. (Phạm Văn Đồng)

b. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. (Anh Đức)

Phương pháp giải:

- Đọc và chú ý đến yêu cầu đề bài

- Ôn lại kiến thức chêm xen.

Lời giải chi tiết:

a. tiếng ta của Nguyễn Trãi

Nhấn mạnh vài trò của chữ Nôm.

b. nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thấm hồng da dẻ chị

→ Phụ chú cho cụm từ “cái chốn này”, bổ sung thông tin.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Viết trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập Viết trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập ôn tập trang 51 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 17 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 23 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 27 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 30 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 35 sách bài tập văn 10 - Cánh diều