Giải Bài tập Viết trang 14 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 8 - Giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 1: Truyện ngắn - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều


Giải Bài tập Viết trang 14 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

Thế nào là bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội để lại cho bản thân và người tham gia suy nghĩ và tình cảm sâu sắc? Để viết được bài văn theo yêu cầu này cần chú ý những gì?

Câu 1

Câu 1 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Thế nào là bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội để lại cho bản thân và người tham gia suy nghĩ và tình cảm sâu sắc? Để viết được bài văn theo yêu cầu này cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn Bài 1

Lời giải chi tiết:

- Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,...), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,...), những hoạt động minh đã tham gia, thực hiện.... Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ,... Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tỉnh nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn,...

+ Để viết bài văn kể lại một chuyển đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý.

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu để, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi", "em" hoặc "chúng tôi", “chúng em”,...).

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.

Câu 2

Câu 2 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tìm hiểu đề văn: Kể lại một chuyến đi đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc

Phương pháp giải:

Tìm hiểu đề văn

Lời giải chi tiết:

Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,...), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,...), những hoạt động minh đã tham gia, thực hiện.... Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ,... Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tỉnh nguyện như hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn,...

Câu 3

Câu 3 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Viết mở bài cho đề văn: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa

Phương pháp giải:

Viết mở bài theo hướng dẫn.

Lời giải chi tiết:

Những hoạt động xã hội thường mang đến nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Một trong những hoạt động xã hội mà tôi vẫn thường tham gia là ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra do trường học tổ chức.


Cùng chủ đề:

Giải Bài tập Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Cánh diều
Giải Bài tập Nói và nghe trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Nói và nghe trang 50 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Nói và nghe trang 54 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 11 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 14 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 20 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 24 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 28 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 34 SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều
Giải Bài tập Viết trang 36 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều