Giải Bài tập Viết trang 72 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
Thế nào là bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội? Kiểu bài viết này cần đáp ứng những yêu cầu nào về nội dung và cách thức trình bày?
Câu 1
Thế nào là bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội? Kiểu bài viết này cần đáp ứng những yêu cầu nào về nội dung và cách thức trình bày?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần Tri thức về kiểu bài
Lời giải chi tiết:
Bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng đã thu nhập từ quá trình khảo sát thực tế, thu thập và phân tích dữ liệu/ thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.
Yêu cầu:
- Xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu
- Thực hiện được các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu
- Trình bày được đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục các kết quả nghiên cứu bằng văn phòng khoa học
- Sử dụng, phân tích được đa dạng loại dữ liệu trong nghiên cứu, xác định được tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu
- Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ thông tin
- Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách
Câu 2
Vẽ sơ đồ bố cục của bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Phương pháp giải:
Dựa vào Tri thức về kiểu bài trong Ngữ văn 12, tập hai, tr.107
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Dùng Bảng kiểm Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để đánh giá ngữ liệu tham khảo Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong SGK Ngữ văn 12, tập hai. Từ đó, rút ra những điều cần lưu ý khi viết để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài này.
Phương pháp giải:
Tham khảo Bảng kiểm Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và đối chiếu ngữ liệu tham khảo Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội với Bảng trên.
Lời giải chi tiết:
HS tự đối chiếu với Bảng.
Lưu ý:
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, khách quan, khoa học
- Xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu
- Thực hiện được các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu
- Trình bày được đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục các kết quả nghiên cứu bằng văn phòng khoa học
- Sử dụng, phân tích được đa dạng loại dữ liệu trong nghiên cứu, xác định được tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu
- Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ thông tin
- Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách
- Bố cục bài viết phải đảm bảo đầy đủ các phần, mục.
Câu 4
Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Trường bạn tổ chức cuộc thi “Nhà khoa học trẻ” nhằm tuyển chọn những đề tài xuất sắc dự thi vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học.
Nhiệm vụ: Bạn hoặc nhóm của bạn chọn một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà (các) bạn quan tâm để tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề ấy.
Yêu cầu:
- Báo cáo kết quả nghiên cứu có bố cục đầy đủ các phần, mục theo yêu cầu của kiểu bài
- Kết quả nghiên cứu được trình bày đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục bằng văn phong khoa học
- Sử dụng phù hợp cách trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách
Phương pháp giải:
Nắm chắc kiến thức về kiểu bài
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài; VD: Giải pháp thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
- Xác định mục đích viết: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về đề tài
- Đối tượng người đọc: Ban giám khảo cuộc thi “Nhà khoa học trẻ” của trường.
- Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để đưa ra lời cảnh báo, giải pháp cho vấn đề
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong cảm nhận, hiểu biết của người dân địa phương
+ Có những giải pháp nào cho vấn đề trên?
+ Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp
- Thu nhập tư liệu:
Ví dụ:
Thu nhập dữ liệu sơ cấp: bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn.
Thu nhập dữ liệu thứ cấp: các thông tin, bài viết, bài nghiên cứu về sự ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Bước 2: Phác thảo đề cương nghiên cứu:
Sau khi thu nhập đầy đủ dữ liệu, thông tin, cần đọc kĩ dữ liệu đó để phác thảo đề cương nghiên cứu gồm các phần: tên đề tài, lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, các dữ liệu cần thu nhập, phương pháp thu nhập dữ liệu.
Bước 3: Thực hiện nghiên cứu
- Dựa trên các tài liệu đã đọc, pháp thảo cơ sở lí thuyết để xác lập căn cứ cho việc khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp đề xuất nhằm cải tiến thực trạng.
VD: Cơ sở lí thuyết cần xác lập cho đề tài nghiên cứu trên là:
+ Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn
+ Nguyên nhân có sự ô nhiễm tiếng ồn
+ Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân địa phương như thế nào?
- Trực tiếp thu nhập các dữ liệu liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ câ hỏi nghiên cứu: thiết kế phiếu khảo sát để đánh giá mức độ hiểu biết và nhận diện thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
- Phân tích, xử lí dữ liệu thu thập được bằng những công cụ phù hợp
- Sau khi phân tích dữ liệu, tiến hành lí giải, phân tích, đánh giá, nhận xét về những thông tin thu thập được để đề xuất một số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Bước 4: Viết báo cáo kết quả
Bước 5: Xem lại và chỉnh sửa