Giải bài Tiếng Việt trang 61 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo
Xác định kiểu trích dẫn có trong đoạn trích sau Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 61 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Xác định kiểu trích dẫn có trong đoạn trích sau:
Những năm trở lại đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Đối với các bạn ngành trong xã hội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thường được thực hiện chủ yếu trước mỗi mùa tuyển sinh, thực hiện như theo phong trào (Giang Thiên Vũ, 2018). Các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được trước khi quyết định chọn nghề phần lớn đến từ các kênh ngoài nhà trường chẳng hạn như: từ Internet 70%; từ cha mẹ hoặc người thân khác 60,5% (Nguyễn Thị Trường Hân, 2011),... Điều đó nói lên hạn chế của các hình thức triển khai hướng nghiệp hiện nay ở các trường phổ thông nói chung và trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
(Theo Giang Thiên Vũ, Lê Ngọc Khang. Thực trạng triển khai công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 8/2021, tr. 1393 – 1401)
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về phân loại các kiểu trích dẫn
Lời giải chi tiết:
Kiểu trích dẫn có trong đoạn trích: trích dẫn gián tiếp, cụ thể:
- …………chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng (Huỳnh Văn Sơn, 2011).
- ………....từ Internet 70%; từ cha mẹ hoặc người thân khác 60,5% (Nguyễn Thị Trường Hàn, 2011).
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 62 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr. 62
a. Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?
b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên.
c. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày những thông tin mà bạn tiếp nhận từ phương tiện phi ngôn ngữ của văn bản trên.
Phương pháp giải:
a. Đọc lại kiến thức về phân loại các phương tiện phi ngôn ngữ
b. Đọc lại phần tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
c. Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: biểu đồ (Điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam).
b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên: Biểu đồ góp phần biểu đạt trực quan những thông tin được trình bày trong văn bản, từ đó giúp người đọc hiểu văn bản tốt hơn.
c. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là một biểu đồ về điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam. Có thể thấy sự cạnh tranh về giá cả là điểm mạnh lớn nhất của du lịch Việt Nam. Với điểm số là 5.9, yếu tố sức cạnh tranh về giá cả đang xếp hạng đứng thứ 22. Trong khi đó, yếu tố cơ sở hạ tầng dịch vụ lại ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du lịch Việt Nam. Qua văn bản, người có cái nhìn trực quan và toàn diện về xếp hạng du lịch Việt Nam.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 63 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr. 63
a. Văn bản trên sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ gì?
b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.
Phương pháp giải:
a. Đọc lại kiến thức về phân loại các phương tiện phi ngôn ngữ
b. Đọc lại phần tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Lời giải chi tiết:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên: bản đồ, hình ảnh.
Lưu ý: Có thể xem đây là in pho-gráp-phích (information graphic: đồ hoạ thông tin), là sự kết hợp những thông tin ngắn gọn với bản đồ; hình ảnh minh hoạ sinh động, bắt mắt giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng, rõ ràng.
b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản: Cung cấp thông tin chi tiết về vị trí các hang động của tỉnh Quảng Bình trên bản đồ Việt Nam để người đọc dễ hình dung và hình ảnh minh hoạ trực quan, tiêu biểu cho các thông tin tóm tắt về đặc điểm nổi bật của từng hang động.