Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Bình Phú
Tải vềGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Bình Phú với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ ............. |
KIỂM TRA HỌC KÌ I (2019 - 2020) MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang)
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩa.
Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩa của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta.
Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.
Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngơi cả khi ngủ. Như đã nói suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cả xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.
(Frederic, Labarthe, Anthony Strano - Tư duy tích cực , NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, trang 20, 21)
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người? (0.5 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? (1.0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có cho rằng: “Suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? (1.0 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu những suy nghĩ của mình về vai trò của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống.
Câu 2: (6 điểm)
Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
..............................Hết........................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU |
Câu 1: * Phương pháp : Đọc, căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ * Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: * Phương pháp: Đọc, tìm ý, phân tích * Cách giải: Ý nghĩ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tinh thần của con người: - Khi bình thường, mỗi người có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ trong ngày; - Khi stress, mỗi người có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn ý nghĩ, khiến bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh. Câu 3: * Phương pháp : Đọc, phân tích * Gợi ý: - Vì: Khi hiểu và kiểm soát những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động, cảm xúc; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Câu 4: * Phương pháp: Phân tích, bình luận * Gợi ý: Học sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý: - Đồng ý. Vì, suy nghĩ của con người biểu hiện cụ thể qua lời nói, hành động và cảm xúc. - Không đồng ý. Vì, trong đời sống con người, có lúc lời nói, việc làm, cảm xúc bề ngoài không giống với ý nghĩ bên trong. - Vừa đồng ý vừa không đồng ý: Thông thường, trong đời sống con người, nghĩ sao nói vậy, song cũng có nhiều lúc, không ít người, nghĩ một đằng làm một nẻo. |
II.LÀM VĂN |
Câu 1: * Phương pháp: * Gợi ý: + Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. + Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người. + Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc. + Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan… + Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vấn đề TB: a) Hoàn cảnh, xuất thân của Chí Phèo trước khi bị tha hóa - Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, một tấc đất cắm dúi cũng không có - Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp: + Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống → làm ăn chân chính + Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn… → Chí Phèo là một người lương thiện. + Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục → Là người có ý thức về nhân phẩm. b) Qúa trình tha hóa - Sau 7, 8 năm đi tù về, Chí Phèo bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính + Tha hóa về nhân hình + Tha hóa về nhân tính → Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại c) Qúa trình thức tỉnh của Chí Phèo: * Sự thức tỉnh sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở - Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh” + Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài + Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn” + Cảm thấy “sợ rượu” → dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất + Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói… + Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc → Cuộc gặp với Thị đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên - Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng - Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui” → Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, đã thực sự “tỉnh” để yêu, để hi vọng, để mong ước * Từ bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đến sự thức tỉnh nhận rõ kẻ thù - Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, nởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn: Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức” → Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng - Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. - Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình - Câu hỏi: “Ai cho tao lương thiện”: thể hiện sự thức tỉnh rõ ràng nhất nhưng cũng là đau đớn nhất, Chí Phèo nhận ra rằng mình mong muốn trở về thành người lương thiện nhưng không thể nào được nữa → Hành động tự kết liễu thể hiện sự thức tỉnh rõ ràng nhất và cũng đau đớn nhất * Nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo: - Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình - Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật. KB: Nêu cảm nhận chung. |