Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 của trường THPT Bình Thuận
Tải vềGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Bình Thuận với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ............ TRƯỜNG THPT BẮC BÌNH (Đề thi có 1 trang) |
KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 11 Năm học: 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“....Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên...
Biển ồn ào em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên...
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên...
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên...”
(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa, 1982)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 3: Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau? (1.0 điểm)
“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên...”
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo?
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
...............................HẾT...................................
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I.ĐỌC HIỂU |
Câu 1: *Phương pháp : Đọc, xác định phương thức biểu đạt *Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Câu 2: *Phương pháp: Đọc, xác định phong cách ngôn ngữ *Cách giải: - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 3: *Phương pháp : Xác định, phân tích *Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, điệp từ - Câu thơ “Biển một bên và em một bên”, “biển một bên” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu quê hương đất nước, nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích *Cách giải: - Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật "anh", của tác giả với nhân vật "em" để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương. - Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục. (0,5đ) |
II.LÀM VĂN |
Câu 1: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp *Gợi ý: - Ý nghĩa của biển đảo quê hương: + Tạo nên sự toàn vẹn lãnh thổ, là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam + Biển đảo mang đến nguồn lợi về kinh tế, du lịch,.. → Biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức dựng xây, bảo vệ, sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo. - Trách nhiệm của mỗi người: + Bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của mỗi người công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. + Thanh niên cần hưởng ứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. + Không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. + Sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể Câu 2: *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật Huấn Cao TB: - Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, nhân vật lỗi lạc thời trung đại - Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao: * Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa: + Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người. + “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”. → Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc * Là anh hùng có khí phách hiên ngang + Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt + Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi * Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả + Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ + Đối với quản ngục: Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt. Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ. → Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, bộc lộ vẻ đẹp nhân vật. - Khắc họa nhân vật mang nhiều dấn ấn của chũ nghĩa lãng mạn. Huấn Cao cũng giống như phần lớn các nhân vật trong truyện của Nguyễn Tuân. Họ là những tài hoa, tài tử, có tính cách, phẩm chất phi thường. - Thủ pháp cường điệu, phóng đại, đối lập. - Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhiều từ Hán việt, cổ kính, gợi lại không khí, khẩu khí của thời đã qua KB: Nêu cảm nhận chung. |