Giải Đọc hiểu trang 1 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5
Đọc bài Người công dân số Một. Anh Lê đến để thông báo với anh Thành về việc gì. Anh Lê đã nói với anh Thành những điều gì nếu như anh Thành nhận làm công việc mà anh Lê đã tìm giúp. Em hãy ghi ý nghĩa của từ “đồng bào”. Trong bức tranh dưới đây, ngọn đèn trên. bàn là ngọn đèn gì
Câu 1
Đọc bài Người công dân số Một (SGK Tiếng Việt 5, tập hai, trang 4) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1:
Anh Lê đến để thông báo với anh Thành về việc gì? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)
A. Anh đã xin được việc làm cho anh Thành.
B. Anh đã giúp anh Thành có nhà mới.
C. Anh đã được nhận công việc mới.
Phương pháp giải:
Em đọc lời thoại đầu tiên của anh Lê trong bài đọc Người công dân số Một để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Anh Lê đến để thông báo với anh Thành về việc anh đã xin được việc làm cho anh Thành.
Chọn A.
Câu 2
Anh Lê đã nói với anh Thành những điều gì nếu như anh Thành nhận làm công việc mà anh Lê đã tìm giúp?
A. Có cơm nuôi
B. Có tiền lương
C. Có thêm quần áo
D. Cả A, B và C
Em tưởng tượng xem nếu được chọn một công việc, em sẽ chọn việc gì? Công việc em chọn có phải chỉ để thực hiện được những điều như anh Lê gợi ý ở trên không hay còn vì lí do gì khác?
Phương pháp giải:
- Em đọc lời thoại thứ 2 của anh Lê trong bài đọc Người công dân số Một để chọn đáp án đúng.
- Em tưởng tượng và nêu câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Anh Lê đã nói với anh Thành có cơm nuôi, có tiền lương, có thêm quần áo nếu như anh Thành nhận làm công việc mà anh Lê đã tìm giúp.
Chọn D
- Nếu được chọn một công việc, em sẽ chọn việc dạy học. Công việc đấy không chỉ để thực hiện những điều như anh Lê gợi ý ở trên mà còn vì đam mê dạy học và sự cống hiến cho nước nhà.
Câu 3
Câu nói của anh Thành: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.” có ý nghĩa gì?
A. Ở Phan Thiết dễ kiếm sống hơn.
B. Anh Thành vào Sài Gòn còn vì anh có đam mê và khát vọng khác chứ không chỉ vì mục đích kiếm sống.
C. Ở Sài Gòn, việc kiếm sống rất khó khăn.
Phương pháp giải:
Em đọc lời thoại thứ 4 của anh Thành trong bài đọc Người công dân số Một để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu nói của anh Thành: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.” có ý nghĩa: Anh Thành vào Sài Gòn còn vì anh có đam mê và khát vọng khác chứ không chỉ vì mục đích kiếm sống.
Chọn B.
Câu 4
Em hãy ghi ý nghĩa của từ “đồng bào”.
Phương pháp giải:
Em đọc lời thoại thứ 4 của anh Thành trong bài đọc Người công dân số Một kết hợp suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của từ “ đồng bào”: Là những người cùng máu đỏ da vàng với nhau.
Câu 5
Vì sao câu chuyện của anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau?
A. Vì anh Thành không muốn trả lời anh Lê.
B. Vì hai người theo đuổi ý nghĩ khác nhau. Anh Lê nghĩ đến công việc sinh sống của bạn, còn anh Thành lại nghĩ đến việc theo đuổi đam mê tìm đường cứu nước.
C. Vì hai anh không muốn hiểu nhau.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc Người công dân số Một để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện của anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì hai người theo đuổi ý nghĩ khác nhau. Anh Lê nghĩ đến công việc sinh sống của bạn, còn anh Thành lại nghĩ đến việc theo đuổi đam mê tìm đường cứu nước.
Chọn B.
Câu 6
Trong bức tranh dưới đây, ngọn đèn trên bàn là ngọn đèn gì?
Khi anh Lê không hiểu ý nghĩa của việc anh Thành nhắc đến ánh sáng của ngọn đèn điện (sáng hơn so với ngọn đèn dầu và đèn toạ đăng), anh Thành đã nhấn mạnh: “Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...”. Em hiểu ý nghĩa của điều anh Thành muốn nhấn mạnh là gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của điều anh Thành muốn nhấn mạnh: đất nước ta còn nghèo nàn, còn kém phát triển, còn rất lạc hậu so với các nước trên thế giới. Ngoài kia có rất nhiều điều tốt đẹp cho người dân. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cần có sứ mệnh giúp cho đất nước ngày một phát triển hơn nữa.
Câu 7
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép trong các câu dưới đây:
a) Vì chúng ta là công dân nước Việt.
b) Đèn dầu không sáng bằng đèn hoa kì, đèn hoa kì không sáng bằng đèn toạ đăng.
c) Anh Lê muốn anh Thành có công ăn việc làm, còn anh Thành lại muốn thực hiện những sứ mệnh cao cả.
d) Chúng ta là đồng bào, cùng chung một màu da, dòng máu.
Các vế của những câu ghép đó được nối với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép:
b) Đèn dầu không sáng bằng đèn hoa kì, đèn hoa kì không sáng bằng đèn toạ đăng.
c) Anh Lê muốn anh Thành có công ăn việc làm, còn anh Thành lại muốn thực hiện những sứ mệnh cao cả.
Chọn B, C
- Các vế của những câu ghép đó được nối với nhau bằng:
b) nối với nhau bằng dấu phẩy (quan hệ đẳng lập).
c) nối với nhau bằng quan hệ từ “còn”.
Câu 8
Dựa vào các hình ảnh gợi ý dưới đây, viết thêm về câu ở cột A hoặc B, dùng dấu câu nối giữa hai vế cho hợp lí.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ bức tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Con chuột gặp mèo, con chuột sợ hãi run người.
- Vì gió thổi mạnh nên cây cối bị quật liêu xiêu.
- Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ nên em cảm thấy rất vui.