Giải Đọc hiểu trang 10 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2
Đọc bài Trí dũng song toàn. Vì sao thám hoa không được vua nhà Minh cho tiếp kiến. Quan sát bức tranh minh họa bài Trí dũng song toàn trong sách giáo khoa, em hãy miêu tả tâm trạng của các nhân vật trong bức tranh đó. Em ấn tượng với chi tiết nào trong câu chuyện Trí dũng song toàn. Bạn nhỏ trong bức hình bên đang làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình.
Câu 1
Đọc bài Trí dũng song toàn (SKG tiếng Việt 5, tập 2, trang 25) và thực hiện yêu cầu dưới đây:
Câu 1:
Vì sao thám hoa không được vua nhà Minh cho tiếp kiến? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)
A. Vì nhà vua rất bận
B. Vì nhà vua coi thường sứ thần của nước nhỏ
C. Vì nhà vua muốn thử tài sứ thần nước Việt.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc Trí dũng song toàn, suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Thám hoa không được vua nhà Minh cho tiếp kiến vì nhà vua coi thường sứ thần của nước nhỏ.
Chọn B.
Câu 2
- Nhà thần có giỗ -> ……………… và thần khóc vì thấy mình -> ……… …… …
Lí do mà thám hoa đưa ra có liên quan gì đến yêu cầu của vua nhà Minh với nước ta?
Phương pháp giải:
- Em đọc kĩ lời thoại đầu tiên của Thám hoa trong bài đọc Trí dũng song toàn để tìm đáp án đúng.
- Em đọc kĩ lời thoại thứ hai của Thám hoa trong bài đọc Trí dũng song toàn để tìm đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
- Nhà thần có giỗ -> cụ tổ năm đời của thần và thần khóc vì thấy mình -> bất hiếu với tổ tiên.
- Lí do mà thám hoa đưa ra có liên quan đến việc vua nhà Minh yêu cầu nước ta hằng năm phải cử người mang lễ vật sang cúng giỗ tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm.
Câu 3
Quan sát bức tranh minh họa bài Trí dũng song toàn trong sách giáo khoa, em hãy miêu tả tâm trạng của các nhân vật trong bức tranh đó.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ nét mặt và cử chỉ của các nhân vật trong tranh để miêu tả.
Lời giải chi tiết:
- Tâm trạng của thám hoa: dõng dạc, khí phách, uy nghiêm, châm biếm.
- Tâm trạng của vua Minh: tức giận.
- Tâm trạng của các quân thần nhà Minh: bàng hoàng, hoảng hốt, bất ngờ, ngạc nhiên.
Câu 4
Em ấn tượng với chi tiết nào trong câu chuyện Trí dũng song toàn ?
Vì sao trong điếu văn viếng Giang Van Minh của vua Lê lại có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.”?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Em ấn tượng với chi tiết: Giang Văn Minh tâu: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
- Vì: Những cống hiến to lớn của Giang Văn Minh với nước nhà được đời đời ghi nhận. Dù đã mất nhưng ông vẫn luôn sống mãi trong tim người dân.
Câu 5
Bạn nhỏ trong bức hình bên đang làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình?
Hãy kể và ghi lại những việc làm thể hiện trách nhiệm của em với gia đình và ý thức công dân với xã hội. (Ví dụ: những việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật lệ giao thông, bảo vệ môi trường, quan tâm đến ông bà, bố mẹ, thầy cô, bè bạn,…)
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Bạn nhỏ trong bức tranh bên đang lấy nước mời ông bà đang đọc sách để thể hiện trách nhiệm của mình.
- Những việc làm thể hiện trách nhiệm của em với gia đình và ý thức công dân với xã hội:
+ Thường xuyên phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.
+ Chủ động vệ sinh cá nhân và phòng ngủ sạch sẽ.
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Trồng cây xanh
+ Không vượt đèn đỏ
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
+......
Câu 6
a) Chấp hành nội quy nơi công cộng cũng là việc làm thể hiện (quyền công dân/ ý thức công dân) ………………… của mỗi người.
b) Mọi người dân từ 18 tuổi đều cần đi bỏ phiếu để đảm bảo (quyền công dân/ ý thức công dân) ………………… của mình.
c) Để xã hội phát triển, mọi người dân đều phải thực hiện tốt (quyền công dân/ trách nhiệm công dân) ………………… của mình.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu, suy nghĩ và chọn từ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Chấp hành nội quy nơi công cộng cũng là việc làm thể hiện ý thức công dân của mỗi người.
b) Mọi người dân từ 18 tuổi đều cần đi bỏ phiếu để đảm bảo quyền công dân của mình.
c) Để xã hội phát triển, mọi người dân đều phải thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình.
Câu 7
Đọc truyện vui dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Vì Tún mới học tiếng Anh nên Tún chưa biết nhiều từ. Tún về nhà hỏi bố:
- Bố ơi, “I” và “You” nghĩa là gì?
Bố Tún trả lời:
- Thế này nhé: “I” có nghĩa là bố, bố là bố con. “You” có nghĩa là con, con là con trai bố. Dễ lắm. Nếu con học hành chăm chỉ thì con sẽ nhanh giỏi tiếng Anh.
Sáng hôm sau đến lớp, cô giáo hỏi Tún: “I” và “You” nghĩa là gì hả Tún?
Tún dõng dạc trả lời: - “I” là bố, bố là bố con. “You” là con, con là con trai bố.
Cô Giáo: !!!
Em hãy tìm:
a) Những câu ghép nối vế câu bằng cặp từ chỉ quan hệ
b) Những câu ghép nối vế bằng dấu câu.
Phương pháp giải:
a) Em đọc câu đầu tiên của câu truyện và câu văn thứ ba trong lời thoại của bố để tìm câu ghép nối vế bằng dấu câu.
b) Em đọc lời thoại của bố để tìm câu ghép nối vế bằng dấu câu.
Lời giải chi tiết:
a) Vì Tún mới học tiếng Anh nên Tún chưa biết nhiều từ.
Nếu con học hành chăm chỉ thì con sẽ nhanh giỏi tiếng Anh.
b) “I” có nghĩa là bố, bố là bố con.
“You” có nghĩa là con, con là con trai bố.