Giải Đọc trang 31 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Văn 9 - Giải SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo Bài 3. Những di tích lịch sử và danh thắng


Giải Đọc trang 31 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo

Mục đích của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử là gì?

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 31 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Mục đích của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử là gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56) để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Mục đích của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử : giúp người đọc dễ dàng hình dung về đặc điểm kiến trúc, cảnh quan, vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử và tác động đến cảm xúc của người đọc, người viết có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 31 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ xác định cấu trúc của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56), vẽ sơ đồ xác định cấu trúc.

Lời giải chi tiết:

Dựa vào nội dung về cấu trúc của v ăn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở mục Tri thức Ngữ văn, HS sẽ sơ đồ.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 31 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thường chọn trình bày thông tin theo (những) cách nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56) để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thường chọn cách trình bày thông tin theo:

+  trật tự thời gian

+ trật tự không gian

+ phân loại đối tượng (Phân loại các đặc điểm kiến trúc, tự nhiên, xã hội,…của danh thắng cảnh/ di tích lịch sử.)

để giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, cấu trúc không gian hoặc những nét riêng biệt, độc đáo về đặc điểm kiến trúc, tự nhiên, xã hội,... của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 31 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Bài phỏng vấn là gì? Có mấy cách phân loại bài phỏng vấn?

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56) để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bài phỏng vấn thuộc văn bản thông tin, trình bày nội dung cuộc trao đối về một chủ đề nhất định, trong đó người phỏng vấn đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.

Có nhiều cách phân loại bài phỏng vấn:

+ Về phương pháp phỏng vấn , có bài phỏng vấn cá nhân, bài phỏng vấn nhóm;

+ Về cách thức phỏng vấn , có phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại)

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang  SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Hoàn chỉnh sơ đồ bố cục của một bài phỏng vấn.

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56), hoàn chỉnh sơ đồ bố cục của một bài phỏng vấn.

Lời giải chi tiết:

Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 32 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU

Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh

Đất Mũi Cà Mau – nơi cực Nam của đất nước được khai phá vào cuối  thế kỉ XVIL đầu thế kỉ XVIII, gắn liền với sự quản tụ của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Kh mẻ. Do vậy, nơi đây có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hóa đa sắc tộc được thể hiện qua nhiều phong tục, tập quân phong phú và đặc sắc.

Xưa có người kể rằng, những cư dân nơi Mũi Cà Mau là những người hùng ở phía Bắc vì không chịu được sự bóc lột của đế quốc phong kiến đã bỏ làng, bỏ đất mà đi về phương Nam. Họ cứ đi, đi mà đặc biệt Cà Mau, mảnh đất cuối cùng của đất nước vốn được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi và dừng lại để sinh cơ, lập nghiệp. Càng gắn bó với đất, với rừng, họ càng thấu hiểu câu nói: "Đất lành chim đậu", "Rừng là vàng, biển là bạc"....

Lịch sử hình thành, vị trị toạ lạc, diện tích

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002, nằm trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiến, tỉnh Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 400km, nơi có cột mốc cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, với tổng diện tích: 41862 ha, trong đó diện tích trên đất liền là 15 262 ha, diện tích ven biển là 26 600 ha – một vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước, cây mắm³. Đây là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hoá và lịch sử.

Đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á - Thái Bình Dương, du khách có thể thoả sức khám phá, tìm hiểu những nét đặc trưng độc đáo về địa lí tự nhiên và địa mạo tạo nên vùng sinh thái của sông, ven biển có một không hai ở Việt Nam.

Sẽ thật là thú vị khi bạn được lênh đênh bằng xuồng máy trên các sông, rạch, với những buổi đi xuyên rừng đước, thoả thích chụp ảnh các loài chim, thú, hít thở bầu không khí trong lành và lắng nghe những âm thanh vọng về từ cây lá, chim muông,... Du khách cũng sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi được biết Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm" với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện. Nơi đây hiện có hơn 100 loài động vật quý hiếm đang sinh sống.

Quần thể động thực vật phong phú

Do điều kiện thiên nhiên đặc trưng nên hệ động vật của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau rất phong phú, đa dạng với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ, trong đó có hai loài trong Sách đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và con cà khu². Một số loài phổ biến thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ,... Hằng năm, vào tháng Tám, những đàn chim di cư về rừng đước làm tổ, sóm chiều theo con nước kiếm ăn, bầu trời rừng đước lại rộn rã như ngày hội. Lớp chim ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có hơn 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có 5 loài có trong Sách đỏ của IUCN gồm cò Trung Quốc, bỏ nông chân xám, giang sen, rẽ mỏ cong hông nâu và quấn trắng.

Theo thống kê của các nhà khoa học ở Đất Mũi, mỗi năm đất nơi đây lấn biển khoảng 100 mét, đi theo quá trình bồi tụ là sự sống của cây có và các loài sinh vật. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nơi đây bạt ngàn rừng ngập mặn, tiếng lá cây và tiếng gió biển hoà quyện vào nhau trong một không gian thanh bình, yên ả.

Phải đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau mới thấy hết vẻ đẹp của những dãy rừng ngập mặn trù phú dọc theo bờ biển và bờ sông như những bức tường phòng hộ, chống gió, chống xói lở. Những loài cây ngập mặn tiên phong có tác dụng thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở biển. Điều kiện tự nhiên nơi đây cũng đã ngẫu nhiên tạo ra một môi trường sinh trưởng, phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể.

Mũi đất hướng ra biển

Nhìn trên bản đồ Việt Nam, mùi đất chỉ là một doi đất hơi nhọn hướng ra biển về phía tây, nhưng thực tế tại đây lại là một khoảng không gian rộng lớn, nơi đất mới bồi là một bãi sình lầy bằng phẳng, sâu trong đất liên là rừng đước xanh ngút ngàn. Phải phóng tầm mắt thật xa mới thấy thấp thoáng xóm Đất Mũi nằm lẫn với rừng cây. Còn khi nhìn về phía biển trong cái nắng chói chang có thể thấy mờ mờ hình dáng Hòn Khoai ngoài khơi xa. Không những thế, từ vọng hải đài, phóng tầm mắt ra khơi, quay mặt hứng luồng gió biển lồng lộng, hít thật sâu vào hai lá phối, du khách tưởng chừng như ngửi được mùi cá, mùi muối đặc trưng của vùng nước mặn mà từ đó cảm thấy Tổ quốc mình thật gần gũi, mến yêu.

Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Đến với Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biến, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến; chụp hình dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau và được chiêm ngưỡng nhiều điều kì thú khi hoàng hôn buông xuống, ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, đứng ở Mũi Cà Mau, du khách như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi.

(Theo Hỏi – đáp về những cánh rừng và vườn quốc gia Việt Nam , Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2009, tr. 178-181)

a. Mục đích viết của văn bản Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là gì? Những đặc điểm nào của văn bản đã giúp em nhận ra mục đích ấy?

b. Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản nào? Nhan đề của văn bản có mối quan hệ như thế nào với những thông tin cơ bản ấy?

c. Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Quần thể động thực vật phong phú... phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể”. Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy trong văn bản là gì?

d. Tìm ít nhất một chi tiết quan trọng mà tác giả đã sử dụng để làm rõ nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Em đánh giá như thế nào về vai trò của chi tiết ấy trong toàn văn bản?

đ. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò      của chúng trong việc biểu đạt thông tin của văn bản

e. Qua thông tin “Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện”,  em có suy nghĩ gì về trách nhiệm và vai trò của cá nhân trong việc bảo tồn các giá trị nổi bật của những khu vườn quốc gia?

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56) kết hợp với kiến thức về văn bản thông tin đã được học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Mục đích của văn bản Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau : cung cấp cho người đọc thông tin về những nét riêng, độc đáo của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Những đặc điểm sau đây của văn bản giúp người đọc có thể xác định được điều đó:

- Cấu trúc của văn bản: có ba phần

+ Phần mở đầu: Từ đầu đến “.... “Đất lành chim đậu”, “Rừng là vàng, biển là bạc”...

=> Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

+ Phần nội dung: Từ “Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002...” đến “... từ đó cảm thấy Tổ quốc mình thật gần gũi, mến yêu” à Giới thiệu về lịch sử hình thành, vị trí toạ lạc, diện tích và hai đặc điểm tạo nên nét riêng, khó lẫn của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (quần thể động thực vật phong phú và vẻ đẹp của mũi đất hướng ra biển).

+ Phần kết thúc : Phần còn lại à Nhận xét khái quát về giá trị của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và bày tỏ niềm tự hào của người viết về vẻ đẹp rất riêng của vùng đất mũi.

- Đặc điểm hình thức: Văn bản sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính, một số từ ngữ chuyên ngành (địa lí tự nhiên, sinh vật,...), hình ảnh minh hoạ,...

- Cách trình bày thông tin:

Văn bản sử dụng một số cách trình bày thông tin như:

+ Mức độ quan trọng của thông tin (giới thiệu một số thông tin khái quát về vườn quốc gia trước, sau đó làm rõ những nét đặc trưng của vườn, trong đó ưu tiên trình bày chi tiết đặc trưng về quần thể động thực vật của vườn quốc gia),

+ Phân loại đối tượng (trình bày đặc điểm của hệ động vật và thực vật của vườn quốc gia).

b.

- Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản như:

+ Khái quát về lịch sử hình thành, vị trí toạ lạc, diện tích, giá trị của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

+ Trình bày chỉ tiết về những nét đặc trưng của quần thể động thực vật và mũi đất hướng ra biển ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

- Mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa nhan đề với những thông tin cơ bản của văn bản: nhan đề ( Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau ) đã khái quát được những thông tin cơ bản của văn bản (thông tin khái quát và chi tiết về những nét đặc trưng của vườn quốc gia), giúp người đọc có định hướng tiếp nhận văn bản tốt hơn.

c.

- Thông tin của phản văn bản “Quần thể động thực vật phong phú... phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể” được trình bày theo cách phân loại đối tượng (nét đặc trưng của hệ động vật và thực vật ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau).

- Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy trong văn bản: làm rõ những nét riêng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau về quần thể động thực vật; góp phần làm rõ nội dung chính của văn bản.

d.

- Học sinh có thể chỉ ra ít nhất một chi tiết quan trọng mà tác giả đã sử dụng để làm rõ nét đặc biệt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau như:

+ Chi tiết về hai loài động vật sinh sống ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có trong Sách đỏ của IUCN là khỉ đuôi dài và con cả khu.

+ Chi tiết về cây đước, cây mắm, hai loài thực vật chiếm ưu thế ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

+ Chi tiết về mũi đất hướng ra biển và vẻ đẹp của vườn quốc gia nhìn từ doi đất ấy.

- Học sinh đánh giá vai trò của những chi tiết ấy trong toàn văn bản:

+ Làm rõ những nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

+ Tạo điểm nhấn tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức hấp dẫn của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đối với du khách.

+….

đ.

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hình ảnh.

- Vai trò của loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hỗ trợ biểu đạt trực quan nội dung thông tin của văn bản (đặc biệt là minh hoạ, làm rõ thêm cho phần văn bản mũi đất hướng ra biển).

e. Đây là câu hỏi mở. Học sinh trình bày câu trả lời dựa trên hiểu biết của cá nhân đối với những nét độc đáo của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, đặc biệt là thông tin Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm”  với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện".

Câu 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CHUYỆN TRÒ VỀ THƠ VỚI HUY CẬN

Theo Phan Hoàng

Huy Cận là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn sót lại của phong trào Thơ mới. Vừa đặt chân đến Hà Nội, chúng tôi (sáu người trong đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh) tham dự hội nghị công tác Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ IV, rời nhà khách Chính phủ để đến thấp hương cho nhà thơ Xuân Diệu và thăm nhà thơ Huy Cận. Buồn thay, nhà thơ Huy Cận vắng nhà. Nhưng rồi chúng tôi cũng đã được gặp ông trong hội nghị. Và ông đã dành riêng cho chúng tôi một cuộc chuyện trò thủ vị về thơ.

[...]

– Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nhưng để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy, chàng Huy Cận bắt đầu từ đâu, thưa ông?

- Hồi nhỏ tôi rất thích thơ. Quê hương tôi lại là vùng có truyền thống văn nghệ. Tôi sinh năm 1919, tại làng An Phú thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bố tôi là một ông đổ Nho đậu Tam trường, có biết tiếng Tây. Ông đi làm hương sư, sau chán, trở về quê cày ruộng và mở lớp dạy chữ Hán. Bố tôi rất mê văn chương, thuộc Truyện Kiểu kinh khủng và hay bình Kiều. Mẹ tôi cũng mê Kiều và nể phục tài của chồng.

Còn cái làng tôi thì yêu văn nghệ vô cùng. Vào những đêm trăng thanh gió mát, nhất là vào mùa hè, thường là cả xóm kéo nhau ra bãi cát, gọi là bài Giang, để hát dặm hát ví với nhau. Nam nữ thanh niên ứng khẩu những câu ví dặm rất hay, rất tỉnh. Không khí thơ mộng chưa thấy ở bất cứ đâu. Và nhiều cuộc tình duyên cũng đã nảy nở, hình thành trong hoàn cảnh ấy.

Nhà nghèo, nên tôi phải sớm vào Huế nhờ ông cậu nuôi ăn học. Lúc bấy giờ mới bảy tuổi, tôi chưa biết Kiều là gì. Nhưng đêm đêm, có ông quản gia nhà bà con với tôi nằm đọc Kiều sang sảng: “Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau lưng theo một vài thằng con con..”. Tôi không biết “đề huế” là gì, “lưng túi” là gì, nhưng vẫn thấy rất hay.

Tất cả những cái đó làm cho mình đâm ra thích thơ, mặc dù tôi là thẳng học sinh giỏi cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên, nhưng rất mê thơ.

- Ông bắt đầu làm thơ từ khi nào?

- Lúc học ở Huế, năm lớp nhất thành chung, mười ba tuổi, tôi làm những bài thơ đầu tiên. Năm đệ tam, mười sáu tuổi, tôi mới có thơ đăng báo ở Huế như Tràng An, Sông Hương,... Đến năm mười tám tuổi, thơ tôi đăng liên tiếp ở bào Ngày nay. Và tôi bắt đầu nổi tiếng từ đó.

- Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát, ông nghĩ gì về thể thơ này?

- Lục bát là thể thơ rất Việt Nam, như là hơi thở của giống nòi. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học thì thơ Việt Nam có ba giai đoạn lục bát: lục bát của ca dao, lục bát của Nguyễn Du và lục bát của Huy Cận. Còn lục bát khác cũng có nhiều cái hay, nhưng nó không hẳn thành ra một giai đoạn lục bát.

Tại sao tôi viết được lục bát như vậy? Trước tiên là mê Kiều. Nhưng mê Kiều thì cũng có nhiều người mê kia mà? Điều quan trọng là lục bát thấm vào tôi từ nhỏ với những bài ví dặm câu năm chữ xen những câu lục bát. Như bài Mẹ goi con côi cực hay:

Cục lòng mẹ quá con ôi

Đi thời thương tiếc phải ngồi nuôi con

Ru duyên hơi, phận hơi

Ru duyên hơi, phận hơi

Ru duyên hơi, phận hơi

Ru con ăn con nhỏi

Ru non nước tình chung

Ru xuân hạ thu đông

Ru bốn mùa ở tình cảnh

Bóng trăng lên xấp xánh...

- Theo ông, lục bát Huy Cận khác gì lục bát Nguyễn Bính?

- Có loại lục bát vè. Có loại lục bát thơ. Lục bát của Nguyễn Bính và lục bát Huy Cận đều là lục bát thơ. Thơ lục bát của tôi cô đọng, đông đặc, nhưng không bí hiểm. So với Nguyễn Bính thì lục bát Huy Cận có phần cô đúc, sâu lắng hơn. Lục bát Nguyễn Bính gắn với ca dao, có chất thơ.

- Ông nghĩ gì về lục bát của các nhà thơ hôm nay?

– Có nhiều bài lục bát tài tình đấy. Như Cây tre của Nguyễn Duy chẳng hạn. Kĩ thuật lục bát bây giờ của nhiều anh cũng tài cũng nhuyễn. Thế nhưng, để có cái hồn riêng của từng người thì thật khó.

- Nhà thơ bây giờ như “là rụng mùa thu”, nhưng ít người có cái "riêng" chứ chưa nói là hay. Vậy theo ông, một nhà thơ trước hết cần tố chất gì?

– Tài năng. Anh bỏ hàng năm để làm một bài thơ, nhưng không có tài thì cũng hỏng. Nhưng tài năng thể hiện ở chỗ nào? Ở cảm xúc tổng thể, cảm xúc của trái tim, cảm xúc của cơ thể, cảm xúc của cả trí tuệ nữa, tức sự rung động về trí tuệ, vì nếu không thì anh làm xã luận, chứ không làm thơ được.

- Xin cảm ơn ông!

(In trong Phỏng vấn người Hà Nội , Phan Hoàng, NXB Trẻ, 2000)

a. Văn bản trên có phải là một bài phỏng vấn không? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

b. Mục đích của văn bản này là gì? Hệ thống câu hỏi trong văn bản có giúp người phỏng vấn đạt được mục đích hay không? Vì sao?

c. Xác định những thông tin cơ bản của văn bản. Nhan đề Chuyện trò về thơ với Huy Cận đã khái quát được nội dung của toàn văn bản chưa? Giải thích suy nghĩ của em.

d. Có ý kiến cho rằng một người phỏng vấn giỏi phải biết ẩn mình, khơi gợi, tạo cảm hứng cho nhân vật và người đọc. Theo em, người phỏng vấn trong văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu đó chưa? Phân tích một ví dụ để làm rõ ý kiến của em

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về Bài phỏng vấn (SGK/57), kết hợp đọc kĩ văn bản để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Văn bản trên là một bài phỏng vấn.

Cơ sở xác định:

Văn bản trình bày nội dung cuộc trao đổi về thơ giữa nhà báo Phan Hoàng và nhà thơ Huy Cận. Bài phỏng vấn được trình bày dưới hình thức ghi chép sau khi đã được biên tập.

– Về bố cục: đảm bảo bố cục ba phần của một bài phỏng vấn.

- Về hình thức:

+ Phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách dùng kiểu chữ: câu hỏi in nghiêng, câu trả lời in thường, dấu gạch ngang đầu dòng (-).

+ Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và thuật ngữ chuyên ngành như: hát vì hát dặm, thơ lục bát, kĩ thuật lục bát, xã luận,... để thu thập thông tin về vấn đề cần phỏng vấn.

b. Mục đích của bài phỏng vấn này là thu thập thông tin về khởi nguồn của hồn thơ Huy Cận, ý kiến của Huy Cận về thể thơ lục bát và việc sáng tác thơ lục bát, tố chất cần có của một nhà thơ. Hệ thống câu hỏi trong văn bản đã giúp người phỏng vấn đạt được mục đích phỏng vấn.

Mục đích

Hệ thống câu hỏi phỏng vấn

Tìm hiểu về khởi nguồn của hồn thơ Huy Cận.

- Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nhưng để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy, chàng Huy Cận bắt đầu từ đâu, thưa ông? - Ông bắt đầu làm thơ từ khi nào?

Tìm hiểu suy nghĩ – của Huy Cận về thơ gì lục bát và việc sáng - tác thơ lục bát.

- Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát, ông nghĩ về thể thơ này?  Theo ông, lục bát Huy Cận khác gì lục bát Nguyễn Bính?

- Ông nghĩ gì về lục bát của các nhà thơ hôm nay?

Tìm hiểu suy nghĩ của Huy Cận về tố chất cần có của một nhà thơ.

Nhà thơ bây giờ như "lá rụng mùa thu, nhưng ít người có cái "riêng" chứ chưa nói là hay. Vậy theo ông, một nhà thơ trước hết cần tố chất gì?

c. Những thông tin cơ bản của văn bản là:

+ Khởi nguồn của hồn thơ Huy Cận

+ Ý kiến của ông về thơ lục bát và việc sáng tác thơ lục bát

+  Tố chất cần có của một nhà thơ.

Nhan đề Chuyện trò về thơ với Huy Cận đã khái quát được nội dung của toàn văn bản vì nội dung văn bản trình bày cuộc trò chuyện giữa Phan Hoàng và Huy Cận về những vấn đề liên quan đến thơ như khỏi nguồn của hồn thơ Huy Cận, những suy nghĩ của ông về thể thơ lục bát, so sánh lục bát Huy Cận và lục bát Nguyễn Bính, nhận xét của ông về tình hình sáng tác thơ lục bát hiện nay (thời điểm phỏng vấn) cũng như tố chất cần có của một nhà thơ.

d. Người phỏng vấn trong văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu biết ẩn mình, khơi gọi, tạo cảm hứng cho nhân vật và người đọc.

Cụ thể:

(1) Người phỏng vấn không nói gì về bản thân, chỉ tập trung nêu sâu câu hỏi với nội dung cho thấy người phỏng vấn đã tìm hiểu kĩ về vấn đề và người được phỏng vấn;

(2) Người phỏng vấn biết khơi mở, tạo cảm hứng cho người trả lời bằng cách: khẳng định vị thế, tài năng của Huy Cận trước khi nêu câu hỏi ( Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại, Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát); dẫn dắt khéo léo (Nhà thơ bây giờ như “là rụng mùa thu , nhưng ít người có cái “riêng chứ chưa nói là hay) ;

(3) Trong suốt cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn thể hiện thái độ cầu thị, tôn trọng người được phỏng vấn ( Thưa ông, Theo ông, Xin cảm ơn ông...);

(4) Bài phỏng vấn được biên tập cẩn thận, các nội dung phỏng vấn được sắp xếp theo trình tự logic và cuốn hút người đọc.


Cùng chủ đề:

Giải Đọc trang 5 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 5 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo tập 2
Giải Đọc trang 17 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 21 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 23 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 31 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 46 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 54 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 62 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 79 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Giải Đọc trang 87 SBT Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo