Giải Đọc trang 54 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ/ khái niệm thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành định nghĩa về truyện truyền kì. Truyện truyền kì là một thể loại…., phản ánh hiện thực qua những yếu tố….
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 54 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ/ khái niệm thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành định nghĩa về truyện truyền kì.
Truyện truyền kì là một thể loại…., phản ánh hiện thực qua những yếu tố….
Phương pháp giải:
Xem lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/88) và điền từ ngữ/ khái niệm thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại , phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 54 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Nêu đặc điểm của không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện trong truyện truyền kì và đánh dấu vào ô có sử dụng yếu tố kì ảo để hoàn thành bảng sau.
Các yếu tố của truyện truyền kì |
Đặc điểm |
Có sử dụng yếu tố kì ảo |
Không gian |
||
Thời gian |
||
Nhân vật |
||
Cốt truyện |
Phương pháp giải:
Xem lại Tri thức Ngữ văn (SGK/88) mục không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện trong truyện truyền kì, hoàn thành thông tin vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố của truyện truyền kì |
Đặc điểm |
Có sử dụng yếu tố kì ảo |
Không gian |
Không gian kì ảo: thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao. |
X |
Thời gian |
Không có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần, cõi âm ti, thủy phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhiệt độ nhanh chóng của thời gian) Con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo. |
X |
Nhân vật |
Có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... |
X |
Cốt truyện |
Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóa những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện. |
X |
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 54 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Phân tích tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết, Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương và cho biết tính cách của nhân vật Trương Sinh đã góp phần làm nổi bật tính cách của Vũ Thị Thiết như thế nào.
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, chú ý đặc điểm, nét tính cách của từng nhân vật.
b. So sánh đặc điểm, tính cách của Vũ Thị Thiết với Trương Sinh để không chỉ thấy sự khác biệt giữa hai nhân vật mà còn thấy sự tương tác của đặc điểm tính cách trong hai nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
Vũ Thị Thiết là nhân vật chính trong truyện, là hiện thân cho người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng chịu oan khuất vô lí do thói ghen tuông mù quáng của người chồng trong xã hội cũ. Trương sinh là hiện thân của người chồng trong xã hội nam quyền, hồ đồ, gây oan khiên, đau khổ cho người phụ nữ và tự mình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình. Tính cách của nhân vật Trương Sinh góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết.
Về tính cách của nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh, em có thể phân tích theo gợi ý từ hai bảng sau:
Nhân vật Vũ Thị Thiết
Các biểu hiện của đặc điểm tính cách |
Chi tiết, hành động tiêu biểu |
Tính cách |
Qua lời giới thiệu nhân vật: xinh đẹp, nết na. |
“Tính đã thùy mị, nết na” lại thêm “tư duy tốt đẹp.” |
Vũ Thị Thiết là nhân vật chính trong truyện, là hiện thân cho người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng chịu oan khuất vô lí do thói ghen tuông mù quáng của người chồng. |
Qua hành động, việc làm trong hoàn cảnh chồng đi chinh chiến: Đảm đang, tận tình, chu đáo. |
Phụng dưỡng mẹ chồng già yếu, bệnh tật; lo toan mẹ chu toàn khi về già, chăm nuôi con nhỏ khôn lớn,... |
|
Qua sự ghen tuông, cách đối xử của Trương Sinh: người chịu oan khổ, thiệt thòi, bị đối xử tàn nhẫn, phải tìm đến cái chết. |
- Chịu oan một bề, mọi lời phân trần (với Trương Sinh) đều vô hiệu. - Phải kêu oan cùng với trời đất (lời độc thoại, mình nói với mình, với trời đất). - Phải tìm cái chết trên bến Hoàng Giang. - Khi sự thật sáng tỏ thì đã quá muộn màng |
|
Qua lời mẹ chồng, hàng xóm và cuộc trở về trên dòng sông: độ lượng, nết na, được giải oan nhưng vẫn phải sống ở thế giới khác. |
- Mẹ chồng cảm kích, thấy nàng xứng đáng có cuộc sống tương lai hạnh phúc: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia chẳng quyết phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. - Hàng xóm bênh vực thanh minh dùm nàng; Linh Phi cứu nàng. - Cuộc trở về trang trọng như một sự tôn vinh (cảnh tượng Vũ Thị hiển linh giữa dòng sông...). |
Nhân vật Trương Sinh
Các biểu hiện của đặc điểm, tính cách |
Chi tiết, hành động tiêu biểu |
Tính cách |
Qua lời giới thiệu nhân vật: thói ghen tuông ngờ vực. |
Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức. |
Trương sinh là hiện thân của người chồng trong xã hội nam quyền, hồ đồ, gây oan khiên, đau khổ cho người phụ nữ và tự mình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình. |
Qua cách đối xử với vợ khi đi chinh chiến về |
Chỉ nghe lời nói ngây thơ của đứa bé mà không tin lời giải thích của vợ, lời bênh vực vợ của hàng xóm. |
|
Qua việc nhận biết sự thật và gặp vợ lần cuối. |
Lập đàn giải oan cho vợ ở bến sông. |
Tác phẩm văn học luôn có tính chỉnh thể nhằm tập trung thể hiện nội dung bao quát. Theo đó, các chi tiết, yếu tố, bộ phận, nhân vật trong tác phẩm luôn luôn được đặt cạnh nhau nhằm tương tác, hỗ trợ nhau và khơi sâu chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm.
Giữa nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh cũng có sự tương tác, hỗ trợ như vậy. Tuy là nhân vật phụ nhưng tính cách của Trương Sinh đã góp phần làm nổi bật thêm cho tính cách, số phận của nàng Vũ Thị. Theo quan hệ nhân (thói quen mùi quáng, gia trưởng của Trương) - quả (nỗi oan khuất, số phận bất hạnh của Vũ Thị).
Ví dụ:
- Qua lời giới thiệu dự báo: “t ính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá sức ” ở Trương Sinh trong sự tương phản với “ tính đã thùy mị , nết na” lại thêm “tư dung tốt đẹp ” sẽ mang lại sự oan khổ cho nàng và sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình.
- Sự chu toàn, đảm đang, tấm lòng chung thủy của Vũ Thị Thiết được đổi lại bằng thái độ mù quáng, hời hợt, ruồng bỏ tàn nhẫn của Trương Sinh; cho thấy Vũ Thị Thiết phải chịu đựng bất công, an khổ vô lí đến mức nào.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 54 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Liệt kê một số chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và nêu rõ tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật hoặc chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc lại tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, liệt kê một số chi tiết kì ảo và nêu rõ tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật hoặc chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết/ yếu tố kì ảo |
Tác dụng khắc họa nhân vật |
Tác dụng thể hiện chủ đề |
Nhân vật và thế giới kì ảo: thủy phủ của Linh Phi; các đồ vật kì ảo. |
Nỗi oan và lời than của Vũ Thị làm động lòng Linh Phi, được xoa dịu nỗi đau thường, oan khổ; được sống trong thế giới xứng đáng hơn. |
Thể hiện những phẩm chất đáng trân trọng của người con gái Nam Xương. |
Hành động kì ảo: việc Linh Phi báo mộng và được Phan Lang cứu sống; việc cứu sống Vũ Thị hay cứu sống, trả ơn Phan Lan của Linh Phi. |
Hành động ân nghĩa phù trợ lẫn nhau giữa Linh Phi, Phan Lang dành cho Vũ Thị, cho thấy Vũ Thị là người đáng được trân trọng, cứu giúp. |
Thể hiện những phẩm chất đáng trân trọng của người con gái Nam Xương. |
Cảnh gặp gỡ kì ảo: đàn tràng giải oan, gặp gỡ trong cách biệt. |
Vũ Thị trở về, vẫn thùy mị nết na nhưng đã ở trong một tư thế khác, yếu tố kì ảo như hứa hẹn một sự đổi đời... |
Thể hiện những phẩm chất đáng trân trọng của người con gái Nam Xương. |
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 54 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi là truyện truyền kì.
Phương pháp giải:
Vận dụng những đặc điểm về truyện truyền kì trong mục Tri thức Ngữ văn (SGK/88)
Lời giải chi tiết:
Yếu tố |
Chuyện người con gái Nam Xương |
Dế chọi |
Thời gian, không gian |
Không gian, thời gian dưới thủy cung là kì ảo (thời gian truyền kì). |
Thế giới của cô đồng, con dế đều mang tính kì ảo. |
Nhân vật |
Linh Phi là nhân vật kì ảo; các nhân vật Vũ Nương, Phan Lang, ... đều có một phần được xây dựng bằng yếu tố kì ảo. |
Con dế của Thành, con trai Thành, cô đồng,... đều có một phần được xây dựng bằng yếu tố kì ảo. |
Cốt truyện |
Tình tiết biến hóa, sự xuất hiện của Vũ Nương ở cuối truyện đều mang tính kì ảo. |
Tình tiết “hóa dế” sống lại,...của con trai Thành trong cốt truyện mang tính kì ảo. |
Yếu tố kì ảo |
Không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện trong văn bản đều có yếu tố kì ảo, yếu tố kì ảo xuất hiện với mức độ đậm đặc. |
Không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện trong VB đều có yếu tố kì ảo; yếu tố kì ảo xuất hiện với mức độ hạn chế. |
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 54 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi phía dưới văn bản:
CÁI CHÙA HOANG Ở ĐÔNG TRIỀU
(Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường.
Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần, binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không được một mà cái số còn lại ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:
- Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta.
Song Tư Lập cho là những đám trộm cắp vặt ấy, cũng không đến nỗi đáng lo ngại lắm, nên chỉ sức các thôn dân, đêm đêm phải canh phòng cẩn mật. Trong khoảng một tuần, tuy canh phòng chẳng thấy gì cả, nhưng những việc trộm cắp vặt cũng vẫn như trước. Lâu dần càng không thấy chúng kiêng sợ gì, đến nỗi lại vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta, khi mọi người đổ đến vây bắt, thì kẻ gian đã biến đi đằng nào mất, chẳng thấy gì cả. Tư Lập cười mà nói:
- Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả.
Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã mà tống tiễn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy nhiễu càng tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng:
- Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình.
Mọi người bèn đi đốt hương lễ bái ở chùa chiền khấn rằng:
"Lũ chúng sinh này kính thờ Trời Phật, quy y đã lâu, hết lòng trông cậy ở Phật pháp. Nay ma quỷ nổi lên, quấy nhiễu dân chúng, họa hại cả đến loài lục súc, vậy mà Phật ngồi nhìn im lặng, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Cúi xin mở lượng thương xót, ra uy trừng phạt, khiến thần, người chẳng lẫn, dân vật đều yên, hết thảy chúng sinh, đều được đội ơn nhiều lắm. Song loạn lạc vừa yên, sinh kế chưa khôi phục được, tấc gỗ mảnh ngói khó lòng xoay xở vào đâu. Đợi khi làm ăn giàu có sẽ lại xin sửa lại chùa chiền đền công đức ấy".
Đêm hôm ấy, trộm cắp hoành hành lại dữ hơn trước. Tư Lập chẳng biết làm sao được; nghe Vương tiên sinh ở huyện Kim Thành là người giỏi bói dịch, bèn đến bói một quẻ xem sao. Vương tiên sinh bói rồi nói rằng:
Cưỡi trên ngựa tốt, Mặc áo vải săn. Túi da tên thiếc, Đích thị người thần.
Lại dặn rằng:
- Ông muốn trừ được nạn ấy, sáng mai nên theo phía tả cửa huyện đi về phương Nam, hễ thấy người nào vận mặc như thế, mang xách như vậy, quyết là người ấy có thể trừ hại được, nên cố thỉnh mời, dù từ chối cũng đừng nghe.
Hôm sau, Tư Lập cùng các phụ lão đúng theo lời của Vương tiên sinh để trông ngóng xem, những kẻ đi, người lại đầy đường, chẳng thấy ai giống như thế cả. Trời đã xế chiều ai nấy chán nản sắp muốn về, chợt có một người từ trong núi bước ra, mình mặc áo vải, đeo cung cưỡi ngựa. Mọi người cùng chạy ra phục lạy ở phía trước mặt. Người ấy ngạc nhiên hỏi, mọi người cũng kể rõ bản ý của mình. Người ấy cười mà nói rằng:
- Các ông sao mà quá tin bói toán thế. Tôi từ nhỏ làm nghề săn bắn, mình không rời yên ngựa, tay không rời cung tên. Hôm qua nghe nói ở núi An Phụ(5) có nhiều giống nai, báo, thỏ tốt nên nay định đến để săn, nào có biết lập đàn thầy pháp, bắt ma vô hình là công việc thế nào.
Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa bèn, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kỳ được. Người kia xem chừng không thể từ chối, phải gượng nghe lời. Tư Lập mời người ấy về huyện để ở trong nhà quán xá, giường chiếu màn đệm rất sang trọng, săn sóc kính cẩn như một vị thần minh. Người ấy nghĩ riêng rằng:
- Họ tiếp đãi kính cẩn với ta như thế này, chỉ vì cho ta là có tài trừ quỷ. Nhưng thực thì ta chẳng có tài gì về việc đó, thế mà đi hưởng sự cung cấp của người, sao cho đành tâm. Nếu không sớm liệu trốn đi thì có ngày xấu hổ.
Hôm ấy ước chừng nửa đêm, thừa lúc mọi người đã ngủ say, người ấy bèn rón rén ra khỏi huyện lỵ. Khi đến phía Tây cái cầu ván bấy giờ trời tối lờ mờ, trăng khuya chưa mọc, thấy có người hình thể to lớn, hớn hở từ dưới đồng đi lên, người ấy bèn lẻn vào chỗ khuất, ngồi rình để xem họ làm trò gì. Một lát, thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết, lại nhìn nhau mà cười mà nói:
- Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt mới thấy thú, há chẳng hơn những thức hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cúng chúng mình ư? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới được biết những vị ngon ấy.
Một người cười mà nói:
- Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối; ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cây mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như buổi hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng.
Một người nói:
- Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không phải ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi đức Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ đầu tướng quân ngày xưa.
Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít. Người kia đang ngồi núp một chỗ, liền dương cung lắp tên, thình lình bắn ra, tin luôn ngay được hai người. Bọn gian kêu ấm ớ mấy tiếng rồi ồ chạy cả, chừng độ mấy chục bước đều mờ khuất hết. Song lúc đó còn thấy có tiếng mắng nhau:
- Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi, không nghe lời ta, bây giờ mới biết.
Người kia kêu réo ầm ĩ lên, dân làng quanh đấy giật mình tỉnh dậy, cùng đốt đèn thắp đuốc chia nhau mỗi người đi đuổi một ngả. Họ soi thấy dấu máu vấy trên mặt đất, bèn theo dấu máu ấy đi về phía Tây. Chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm vào sâu lắm. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. Họ liền hẩy đổ hai pho tượng. Trong lúc ấy còn nghe có tiếng nói rằng:
- Vẫn tưởng kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bầy ra mưu mẹo là tự lão thủy thần kia. Hắn là chủ mưu mà được thoát nạn còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm.
Đó rồi họ sai người đến miếu Thủy thần, thấy pho tượng thần đắp bằng đất, bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá còn dính lèm nhèm trên mép, lại phá hủy luôn cả pho tượng ấy.
Quan huyện Văn Tư Lập dốc hết hòm rương để trả ơn, người kia chở nặng mà về. Từ đấy yêu tà tuyệt tịch không còn thấy bóng tăm đâu nữa.
(In trong Truyền kì mạn lục , Nguyễn Dữ, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, NXB Văn hóa, 1962)
a. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản và xác định bối cảnh lịch sử xã hội của câu chuyện.
b. Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong truyện và cho biết (các) nhân vật nào là nhân vật được xây dựng bằng yếu tố kì ảo?
c. Những kẻ trộm cắp, quấy nhiễu cuộc sống của người dân ở Đông Triều thực chất là ai? Nhận xét về cách tác giả miêu tả các nhân vật này trong truyện.
d. Phân tích vai trò của nhân vật Tư Lập, Vương tiên sinh, người thợ săn có công trong việc phát giác, trừ khử thủ phạm trộm cắp, quấy nhiễu để mang lại cuộc sống yên bình cho người dân ở Đông Triều.
đ. Nêu chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Theo em, yếu tố kỳ ảo có vai trò thế nào trong việc thể hiện chủ đề thông điệp đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
- Tình trạng ma, quỷ, hưng yêu tác quái, trộm cắp, nhũng nhiễu ở Đông Triều khiến viên quan Tư Lập phải tìm cách trừ khử.
- Theo lời của Vương Tiên Sinh, Tư Lập mời người thần về trừ khử yêu quái, hậu đãi người thần, nhưng anh ta vốn chỉ là một người thợ săn.
- Đêm đến, người thợ săn trốn đi, tình cờ phát hiện thủ phạm, bắn tên, hô hoán dân chúng vay bắt.
- Thủ phạm bị phác giác hóa ra là tượng thủy thần và mấy pho tượng trong ngôi chùa hoang ở Đông Triều. Dân chúng đập đổ các pho tượng và từ đó cuộc sống của dân trong vùng trở lại bình yên.
- Bối cảnh lịch sử xã hội của câu chuyện:
+ Bối cảnh của câu chuyện là vào cuối đời Trần, sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, đạo Phật có những dấu hiệu suy thoái, niềm tin vào đạo Phật mai một; chùa chiền mất linh ứng.
b.
Nhân vật |
Nhóm nhân vật bình thường |
Nhân vật kì ảo |
Tư Lập (quan huyện mới nhận chức). Người thợ săn. Dân chúng (nạn nhân ở vùng Đông Triều). |
- Các pho tượng đất sét đã biến thành “ ma, quỷ” trong ngôi chùa hoang ở Đông Triều. - Vương Tiên Sinh với khả năng bói dịch. |
c.
- Thủ phạm của những vụ trộm cắp, quấy nhiễu thực sự đối với cuộc sống của người dân ở Đông Triều không ai khác là các pho tượng đã biến thành ma, quỷ trong ngôi chùa hoang này.
- Nhận xét về cách tác giả miêu tả các nhân vật trong truyện: Có thể nêu và phân tích một số ý sau đây:
+ Sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường: tượng đất sét biến thành ma, quỷ háu đói, trộm cắp như những kẻ phàm phu tục tử;
+ Kết hợp sinh động các chi tiết tả hành vi và lời nói. Dựa vào một số chi tiết trong đoạn trích dưới đây để minh họa hai nhận xét trên:
“…Một lát, thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết, lại nhìn nhau mà cười mà nói:
- Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt mới thấy thú, há chẳng hơn những thức hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cúng chúng mình ư? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới được biết những vị ngon ấy.
Một người cười mà nói:
- Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối; ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cây mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như buổi hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng.
Một người nói:
- Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không phải ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi đức Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ đầu tướng quân(6) ngày xưa.
Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít. Người kia đang ngồi núp một chỗ, liền dương cung lắp tên, thình lình bắn ra, tin luôn ngay được hai người. Bọn gian kêu ấm ớ mấy tiếng rồi ồ chạy cả, chừng độ mấy chục bước đều mờ khuất hết. Song lúc đó còn thấy có tiếng mắng nhau:
- Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi, không nghe lời ta, bây giờ mới biết.
Người kia kêu réo ầm ĩ lên, dân làng quanh đấy giật mình tỉnh dậy, cùng đốt đèn thắp đuốc chia nhau mỗi người đi đuổi một ngả. Họ soi thấy dấu máu vấy trên mặt đất, bèn theo dấu máu ấy đi về phía Tây. Chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm vào sâu lắm (7). Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. Họ liền hẩy đổ hai pho tượng. Trong lúc ấy còn nghe có tiếng nói rằng:
- Vẫn tưởng kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bầy ra mưu mẹo là tự lão thủy thần kia. Hắn là chủ mưu mà được thoát nạn còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm.”
d.
Vai trò của Tư Lập |
Vai trò của Vương Tiên Sinh |
Vai trò của người thợ săn |
- Phát hiện thủ phạm là ma, quỷ, hưng yêu, không phải là kẻ trộm thông thường. - Tìm mọi cách và mời bằng được những người có tài diệt trừ yêu ma. - Tập hợp dân chúng đập bỏ tượng thủy thần. |
- Người tiên đoán sự xuất hiện của người thợ sặn bằng lời bói dịch: Cưỡi trên ngựa tốt, Mặc áo vải săn. Túi da tên thiếc, Đích thị người thần. |
Tình cờ phát hiện thủ pham, hô hào dân chúng truy bắt thủ phạm. |
đ. Chủ đề: Tình trạng nhũng nhiễu của xã hội và suy thoái niềm tin tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng.
Thông điệp : Hãy cẩn thận với tình trạng hoang phế của những ngôi chùa.
Yếu tố kỳ ảo - các pho tượng đất sét trong chùa hoang biến thành ma đói có tác dụng cảnh báo sâu sắc về tình trạng suy thoái của niềm tin tôn giáo, đồng thời làm cho câu chuyện sự việc trở nên bất ngờ, hấp dẫn.