Bài 4. Thất nghiệp - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp X phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến anh A và nhiều lao động khác bị mất việc làm, không có thu nhập. Đã gần hai tháng, anh A tìm việc ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa được. Ở trường hợp trên, anh A và người lao động của doanh nghiệp X đang gặp phải vấn đề gì ? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 22 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp X phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến anh A và nhiều lao động khác bị mất việc làm, không có thu nhập. Đã gần hai tháng, anh A tìm việc ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa được.
Ở trường hợp trên, anh A và người lao động của doanh nghiệp X đang gặp phải vấn đề gì ? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và cho biết vấn đề mà doanh nghiệp X đang gặp phải.
- Chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Lời giải chi tiết:
- Ở trường hợp trên, anh A và người lao động doanh nghiệp X đang gặp phải vấn đề thất nghiệp, mất việc làm, không có thu nhập do nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp của họ phải thu hẹp quy mô sản xuất.
- Thất nghiệp là tình trạng nan giải của nhiều nước. Ở Việt Nam tình trạng đó mới nảy sinh từ khi đất nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Mặc dù so với thế giới, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm qua vẫn đang là con số khá khiêm tốn, nhưng vấn đề nảy sinh từ tình trạng thất nghiệp cao ở thanh niên đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trong thời điểm đất nước bước vào cơ cấu dân số vàng, thì thất nghiệp ở thanh niên thực sự là một vấn nạn xã hội, là một thách thức của phát triển, làm mất đi các cơ hội được làm việc, cống hiến và quyền được phát triển của thanh niên, làm tổn thương tinh thần và trói buộc năng lực của những người đang nuôi nhiều khát vọng tốt đẹp cho tương lai tươi sáng của mình và của đất nước.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 23 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin sau kết hợp với thông tin ở phần Mở đầu để trả lời câu hỏi:
1/ Trong gia đình anh M, ai là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được? Ai là người tự nguyện thất nghiệp?
2/ Tình hình thất nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi nền kinh tế phục hồi hay suy thoái?
Phương pháp giải:
1/ Đọc thông tin và chỉ ra được người muốn kiếm việc nhưng chưa tìm được việc trong thông tin đó. Chỉ ra được người tự nguyện thất nghiệp.
2/ Phân tích được sự thay đổi của tình thất nghiệp khi nền kinh tế phục hồi hoặc suy thoái.
Lời giải chi tiết:
1/ Trong gia đình anh M, anh M và bố của anh là người muốn kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm. Còn vợ anh M là người tự nguyện thất nghiệp.
2/ - Khi nền kinh tế được phục hồi, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thu hút lại nhiều lao động, từ đó lượng người thất nghiệp giảm dần, ở mức thấp.
- Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều người lao động bị mất việc làm, từ đó làm gia tăng tình trạng thất nghiệp trên quy mô của địa phương và cả nước.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 24 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Chị Y và nhóm bạn thất nghiệp do những nguyên nhân nào?
2/ Em hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N.
Phương pháp giải:
- Đọc các trường hợp và chỉ ra được những nguyên nhân thất nghiệp của chị Y và nhóm bạn.
- Phân tích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N.
Lời giải chi tiết:
1/ Những nguyên nhân khiến cho chị Y và nhóm bạn thất nghiệp là:
- Chị Y thất nghiệp là do công việc nhân viên hành chính ở một cơ sở giáo dục không phù hợp với sở thích và chuyên môn kế toán doanh nghiệp mà chị đã theo học.
- Nhu cầu tuyển dụng việc làm ở 2 ngành dược và điều dưỡng tại tỉnh N nhỏ.
→ Điều này dẫn đến việc cung vượt quá cầu, khiến dư thừa lao động. Từ đó dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên ngành Dược và Điều dưỡng ra trường không có việc làm.
- Anh X thất nghiệp là do anh đã vi phạm kỉ luật lao động nhiều lần nên bị công ty sa thải.
- Anh T thất nghiệp là do doanh nghiệp mà anh đang làm việc có sự điều chỉnh, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh.
2/ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N:
- Số sinh viên theo học các ngành Dược, Điều dưỡng ở các hệ cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp hằng năm rất lớn, khiến cho nguồn cung lao động (ở 2 ngành này) lớn.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 25 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Qua các thông tin trên, em hãy cho biết thất nghiệp đã tác động đến người lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế như thế nào. Vì sao?
Phương pháp giải:
- Phân tích được tác động của thất nghiệp đến người lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Giải thích được vì sao.
Lời giải chi tiết:
Tác động của thất nghiệp đến đến đời sống lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Đối với người lao động: Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, khiến cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp: Thất nghiệp tăng cao dẫn đến nhu cầu xã hội bị giảm sút, hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp tăng gây lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,... nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.
? mục 4
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 27 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin và quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh để nêu được giải pháp mà Nhà nước đã thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhà nước đã thực hiện một số giải pháp, như:
- Quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
- Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động;
- Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động;
- Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 27 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau đây? Vì sao?
a. Để giải quyết việc làm, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm.
b. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp ở địa phương.
c. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động.
d. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết thất nghiệp.
Phương pháp giải:
- Đọc các quan điểm và dựa vào nội dung bài học để bày tỏ suy nghĩ của bản thân.
- Lí giải vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình.
Bởi vì nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm, thông qua những chủ trương, chính sách phù hợp trong từng giai đoạn; còn người lao động mới phải có trách nhiệm chính, quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề việc làm của bản thân.
b. Không đồng tình.
Bởi vì người lao động phải có trách nhiệm chính, quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề việc làm của bản thân. Chính quyền địa phương có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động.
c. Không đồng tình.
Bởi vì các trung tâm dịch vụ việc làm chỉ có chức năng hỗ trợ và giới thiệu tới người lao động những công việc phù hợp hoặc những cơ sở sản xuất, kinh doanh đang có nhu cầu tuyển dụng.
d. Đồng tình.
Bởi vì lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân. Người lao động phải có trách nhiệm chính, quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề việc làm của bản thân.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 28 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:
a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.
c. Người đi du học mới về nước chưa kiếm được việc làm.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và dựa vào nội dung bài học để chỉ ra được loại hình thất nghiệp trong các trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Thất nghiệp tự nguyện. Vì người lao động không muốn đi làm do điều kiện việc làm không đáp ứng để người lao động có thể tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Thất nghiệp cơ cấu. Vì nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hóa, sự thay đổi công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao, người lao động không đáp ứng yêu cầu nên bị đào thải, mất việc làm.
c. Thất nghiệp tạm thời hoặc thất nghiệp tự nguyện.
- Thất nghiệp tạm thời nếu xét trong trường hợp: người này có sự chuyển dịch từ thị trường lao động nước ngoài về thị trường lao động trong nước.
- Thất nghiệp tự nguyện nếu xét trong trường hợp: người này chưa tìm được công việc phù hợp với mong muốn của họ về mức lương, chế độ đãi ngộ,….
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 28 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và dựa vào nội dung bài học để nhận xét về việc làm của các tổ chức, cá nhân trong trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm của chính quyền xã A chưa phù hợp, không bám sát với tình hình thực tế tại địa phương vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại đây. Hành động này đã gây lãng phí ngân sách nhà nước; đồng thời tiêu tốn thời gian, công sức học tập của người lao động tại địa phương.
b. - Hành động của chính quyền xã X là đúng, thể hiện tốt vai trò của chính quyền địa phương trong việc trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Hành động không hợp tác của một số hộ dân là sai, những hộ dân này chưa hiểu rõ về vai trò của nhà nước trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. Do đó, chính quyền xã X cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, để người dân trong xã hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi trang 28 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy viết bài giới thiệu một tấm gương tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp cho người lao động tại địa phương.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức bài học và liên hệ thực tế để viết bài giới thiệu một tấm gương tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp cho người lao động tại địa phương.
Lời giải chi tiết:
“Cất cánh” từ làng
35 tuổi, anh Hồ Xuân Vinh hiện điều hành 2 công ty, là phó giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, giám đốc Công ty TNHH ABACA Việt Nam, đạt doanh thu hằng năm khoảng 20 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho bà con, thanh niên ở địa phương. 10 năm trước, anh từ bỏ công việc với mức lương khá cao tại một tập đoàn lớn, trở về quê hương Nghệ An lập nghiệp từ sản phẩm gạch không nung.
Với sáng kiến dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung, qua nhiều lần cải tiến, anh Vinh đã chế tạo thành công máy ép gạch thế hệ thứ 9 với nhiều tính năng vượt trội, sản phẩm này hiện có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu đi 8 nước trên thế giới.
Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và cho ra đời các dòng máy mới như máy đúc gạch không nung, máy gạch Terrazzo mâm xoay, máy gạch Leho từ đất đồi, máy cấp liệu sản xuất gạch sinh thái tự chèn, máy bẻ đai thép tự động, trạm trộn bê tông…
Đặc biệt, trong năm 2020 trước tác động của đại dịch COVID-19, nhận thấy tình trạng khan hiếm máy thở và máy trợ thở ở Việt Nam, anh đã tìm tòi các nguyên lý về máy trợ thở để tạo ra phiên bản nhỏ gọn, tiện lợi, chi phí thấp và dễ sử dụng.
Tạo dựng được tiếng vang trong ngành vật liệu xây dựng, anh Vinh tiếp tục tìm tòi hướng đi mới, mày mò sáng chế hữu ích trong lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân.
Từ ý tưởng này, anh đã nghiên cứu, cho ra đời các dây chuyền công nghệ, thiết bị tách sợi từ thân cây chuối, thân cây dứa… Anh đã tận dụng được phế phẩm nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích, mang lại giá trị, nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân.